Bộ Y tế: Chấn chỉnh quản lý sản xuất, xuất nhập khẩu trang thiết bị y tế
Bộ Y tế khẳng định không thiếu vaccine dịch vụ
Không còn cán bộ y tế yếu năng lực?
Bộ Y tế: Tăng cường các hoạt động phòng chống Ebola
Bộ Y tế tăng cường hợp tác về y dược với Novartis
Thông điệp chính của tuần lễ là: Phát triển VAC (mô hình Vườn – Ao – Chuồng) giúp cải thiện chất lượng bữa ăn gia đình và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Theo đó, Bộ Y tế nhấn mạnh vai trò của việc phát triển VAC hợp lý để bảo vệ môi trường, tạo nguồn thực phẩm sạch, an toàn giàu dinh dưỡng. giúp cải thiện chất lượng bữa ăn gia đình và nâng cao chất lượng cuộc sống. Lựa chọn, chế biến, sử dụng đa dạng nguồn thực phẩm sẵn có ở địa phương cho bữa ăn gia đình
Dinh dưỡng hợp lý để phòng chống suy dinh dưỡng thấp còi, nâng cao thể lực và tầm vóc người Việt Nam.Để thực hiện tốt những mục tiêu trên, Bộ Y tế đề nghị toàn dân thực hiện 10 lời khuyên dinh dưỡng hợp lý.
Phát triển VAC giúp cải thiện chất lượng bữa ăn gia đình và nâng cao chất lượng cuộc sống
Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố chỉ đạo triển khai các hoạt động khuyến khích người dân biết lựa chọn và sử dụng thực phẩm đảm bảo đủ dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm và phù hợp với điều kiện kinh tế; tạo ra nguồn lương thực – thực phẩm dồi dào tại gia đình và địa phương trên cơ sở giữ gìn vệ sinh môi trường; biết cách chế biến và thực hành vệ sinh đúng để đảm bảo thức ăn không trở thành nguồn lây bệnh và không bị hao hụt chất dinh dưỡng.
Tăng cường kiểm tra giám sát và nâng cao ý thức của người dân trong việc tạo ra nguồn lương thực, thực phẩm sạch, an toàn. Tuyên truyền, hướng dẫn sử dụng đa dạng các thực phẩm giàu dinh dưỡng, an toàn để đảm bảo sức khoẻ, đặc biệt là bà mẹ và trẻ em.
1. Ăn đa dạng nhiều loại thực phẩm và đảm bảo đủ 4 nhóm: chất bột, chất đạm, chất béo, vitamin và muối khoáng.
2. Phối hợp thức ăn nguồn đạm động vật và thực vật, nên ăn tôm, cua, cá và đậu đỗ.
3. Ăn phối hợp dầu thực vật và mỡ động vật hợp lý, nên ăn vừng lạc.
4. Nên sử dụng muối iốt, không ăn mặn.
5. Cần ăn rau quả hàng ngày.
6. Đảm bảo an toàn vệ sinh trong lựa chọn, chế biến và bảo quản thực phẩm.
7. Uống đủ nước sạch hàng ngày.
8. Cho trẻ bú mẹ ngay sau khi sinh, bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, ăn bổ sung hợp lý và tiếp tục cho bú mẹ đến 24 tháng.
9. Trẻ sau 6 tháng và người trưởng thành nên sử dụng sữa và các sản phẩm của sữa phù hợp với từng lứa tuổi.
10. Tăng cường hoạt động thể lực, duy trì cân nặng hợp lý, không hút thuốc lá, hạn chế uống rượu bia, nước có ga và ăn, uống đồ ngọt.
Bình luận của bạn