Bông cải xanh có chứa nồng độ cao sulforaphane, một hợp chất có khả năng chống lại sự phát triển ung thư đầu cổ
Bông cải xanh hấp, tốt cho người ung thư
Tiến bộ trong tầm soát và điều trị ung thư đầu cổ
Tình cờ phát hiện “sát thủ” của bệnh ung thư
Khắc phục viêm niêm mạc miệng do thuốc trị ung thư
Theo Viện Ung thư Quốc gia (NCI), các nhà nghiên cứu về bệnh ung thư hiện nay đang rất quan tâm nghiên cứu đến các loại rau vì chúng có chứa một số hóa chất có chứa lưu huỳnh được gọi là “glucosinolate” - chất chịu trách nhiệm về mùi và hương vị của các loại rau này.
Khi các glucosinolates bị phá vỡ (có thể là thông qua việc sơ chế thực phẩm hoặc quá trình tiêu thụ vào cơ thể) chúng sẽ tạo thành hợp chất có hoạt tính sinh học cực mạnh. Những nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng, một số các hợp chất được tạo thành này có thể ức chế sự phát triển của bệnh ung thư ở một số cơ quan của chuột.
“Sulforaphane” là một trong những hợp chất được tạo thành khi các glucosinolates bị phá vỡ là trọng tâm nghiên cứu của TS. Julie Bauman cùng các đồng sự. Ông phối hợp với TS. Daniel E. Johnson - Một nhà khoa học cấp cao của UPCI trong nhiều tháng để thử nghiệm tác động của sulforaphane trên chuột bị bệnh ung thư miệng.
Kết quả cho thấy, sulforaphane giúp giảm cả tỷ lệ mắc bệnh ung thư miệng và số lượng các khối u đã phát triển đáng kể trong những con chuột. Phát hiện này khiến các nhà nghiên cứu thử nghiệm một hỗn hợp nước ép trái cây và chiết xuất mầm bông cải xanh giàu sulforaphane trên 10 người tình nguyện khỏe mạnh. Họ cũng phát hiện ra có những thay đổi tích cực nhất định trong niêm mạc miệng của các tình nguyện viên.
Để theo dõi và nghiên cứu sâu hơn các kết quả này, trong thời gian tới, TS. Julie Bauman sẽ tiến hành một thử nghiệm lâm sàng liên quan đến 40 người tham gia trước đó đã được điều trị ung thư đầu và cổ. Để thử nghiệm, mỗi người tham gia sẽ được uống viên nang có chứa bột bông cải xanh.
TS. Julie Bauman cho biết, nếu không xuất hiện các tác dụng phụ và các viên nang chứa bột bông cải xanh ảnh hưởng đến niêm mạc miệng đủ để được phòng chống ung thư, họ sẽ có một cuộc thử nghiệm lâm sàng được thực hiện trên một quy mô lớn hơn để nhanh chóng ứng dụng thực tiễn loại rau này để điều trị ung thư đầu cổ.
TS. Johnson chia sẻ: "Lợi ích rõ ràng của sulforaphane trong việc ngăn ngừa bệnh ung thư miệng ở chuột làm tăng hy vọng hợp chất này cũng ngăn ngừa ung thư miệng ở người thường xuyên phải đối mặt tiếp xúc với môi trường ô nhiễm và chất gây ung thư lâu dài”.
Phát hiện của nhóm nghiên cứu được trình bày tại Hội nghị thường niên của Mỹ cho nghiên cứu về các bệnh ung thư ở Philadelphia. Nghiên cứu được tài trợ bởi một khoản trợ cấp từ NCI.
Bình luận của bạn