Khủng hoảng dân số tại quốc gia đông dân nhất Thế giới

Theo dự báo, Ấn Độ sẽ sớm vượt Trung Quốc để trở thành quốc gia đông dân nhất Thế giới trong năm 2023

Già hóa dân số: Thách thức và hệ lụy

Cần chuẩn bị những gì trước quá trình già hóa dân số?

Sự thay đổi xu hướng du lịch của du khách Trung Quốc

Tỷ lệ sinh sản tại châu Á giảm mạnh

Ngày Dân số Thế giới (11/7): Thế giới sắp cán mốc 8 tỷ người

Chính phủ Trung Quốc đã bãi bỏ chính sách một con vào năm 2016 và loại bỏ giới hạn sinh con từ ngày 31/5/2021. Tuy nhiên, theo đại diện Khoa Xã hội và Nhân chủng học - Đại học Quốc gia Singapore - cho biết , các cặp vợ chồng đang có ít con hơn - hoặc chọn không sinh con do rào cản về tài chính, chi phí sinh hoạt ngày càng cao, và ngày càng có nhiều phụ nữ chọn tập trung vào sự nghiệp cùng các mục tiêu cá nhân thay vì lập gia đình.

Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc báo cáo rằng dân số nước này đã giảm xuống còn 1,412 tỷ người vào năm 2022, trong khi con số này ở năm 2021 là mức 1,413 tỷ. Theo số liệu từ Wind, tỷ lệ tăng trưởng dân số tự nhiên của Trung Quốc cũng lần đầu bị âm kể từ năm 1960 tới nay.

Hãy cùng tìm hiểu về những lý do chính dẫn đến thực trạng nhức nhối tại quốc gia châu Á này:

1. Ưu tiên sự nghiệp và sự tự do

Tại Trung Quốc, có thực tế là nhiều phụ nữ đang tham gia lực lượng lao động hơn so với các nước phương Tây. Chính vì thế, không ít người trong số đó đặt mục tiêu sự nghiệp lên hàng đầu thay vì trở thành một bà nội trợ. Thậm chí, tư tưởng về việc phải ở nhà chăm lo gia đình ngày càng hiếm hoi trong cách nghĩ của phụ nữ nước này.

Ngoài ra, ngày càng có nhiều phụ nữ có trình độ chuyên môn cao và xây dựng được sự nghiệp vững chắc và mong chồng kiếm được nhiều tiền hơn mình. Điều này khiến cuộc sống gia đình đôi khi bị xếp sau sự nghiệp và việc có con rõ ràng không phải ưu tiên hàng đầu.

Dữ liệu của Statista cho thấy vào năm 2020, sinh viên nữ ở Trung Quốc chiếm gần 42% tổng số lượng đăng ký học tiến sĩ và số lượng phụ nữ đăng ký học thạc sĩ cao hơn đáng kể so với nam giới. Và nhiều nam giới cũng không muốn kết hôn do áp lực việc phải có thu nhập cao hơn người nữ. Thêm vào đó, xã hội đã dần không còn kỳ thị người độc thân như trước đây.

Phỏng vấn một nữ thiết kế giấu tên 31 tuổi ở Thâm Quyến, cô chia sẻ rằng bản thân đang rất vui với tình trạng độc thân của mình. Với cô, việc kiếm tiền và tập trung vào sự nghiệp là ưu tiên. Theo góc nhìn của cô, đàn ông ở Trung Quốc thường không giữ vai trò then chốt trong việc nuôi dạy con cái và gánh nặng này đổ lên vai các bà mẹ. Với cô, đây cũng là một rào cản ảnh hưởng quyết định kết hôn và có con của nhiều phụ nữ hiện nay.

Nhiều phụ nữ trẻ Trung Quốc không mặn mà với ý định kết hơn và sinh con

Nhiều phụ nữ trẻ Trung Quốc không mặn mà với ý định kết hơn và sinh con

2. Một số giải pháp hỗ trợ giúp phụ nữ tìm lại sự cân bằng chưa phù hợp

Thấu hiểu tình thế khó khăn của phụ nữ, nhiều công ty đã đưa ra những giải pháp sáng tạo nhằm thúc đẩy phụ nữ sinh con nhiều hơn. Điển hình là việc Trip.com - một công ty du lịch trực tuyến đã nghĩ ra giải pháp đặc biệt là hỗ trợ chi phí cho nhân viên nữ đi đông lạnh trứng. Tuy nhiên, giải pháp này chưa phù hợp với thực tế hiện tại bởi Trung Quốc chỉ cho phép phụ nữ có gia đình đông lạnh trứng.

Thực tế ở Trung Quốc có nhiều phụ nữ có nhu cầu đông lạnh trứng nhưng chưa muốn kết hôn, nhất là khi họ ngày càng độc lập về kinh tế. Hôn nhân không phải lựa chọn hấp dẫn của nhiều giới trẻ. Thống kê cho thấy số lượng cặp đôi kết hôn ngày càng giảm, chỉ có 7,64 triệu cặp đôi kết hôn vào năm 2021, giảm so với 8,14 triệu của năm 2020.

Một vấn đề còn tồn tại trong xã hội Trung Quốc là việc phụ nữ ly hôn vẫn gặp phải nhiều sự kỳ thị. Với những bà mẹ đơn thân, họ còn đối diện với nhiều khó khăn hơn khi phải vật lộn để cân bằng sự nghiệp và nuôi dạy con một mình. Điều này dẫn đến vấn đề ác cảm với hôn nhân, việc lập gia đình và có con trong tư tưởng phụ nữ trẻ ngày càng tăng, khiến tỷ lệ sinh của quốc gia đông dân nhất Thế giới này ngày một giảm sâu.

3. Vấn đề muôn thuở: Giá nhà đất trên trời!

Một trong những vấn đề khiến nhiều cặp đôi ở Trung Quốc trì hoãn kết hôn đó chính là nhà ở. Chi phí mua nhà là vấn để then chốt đối với nhiều cặp đôi, đặc biệt ở nơi đất chật người đông chốn thành thị Trung Quốc. Nhiều nhà kinh tế học cho rằng giá nhà ở cần phải giảm một nửa mới có thể cải thiện được điều này.

Có một thực tế, người Trung Quốc không phản đối đẻ thêm con nhưng vấn đề tài chính đã cản trở họ có ý định này. Mức sống đắt đỏ ở các đô thị là cản trở lớn nhất khiến các cặp vợ chồng Trung Quốc không muốn sinh thêm con. Thêm vào đó, tâm lý nhiều người không thích trẻ con, cho rằng phụ huynh phải hy sinh quá nhiều thứ khi có con ngoài thời gian và tiền bạc, cũng là một lý do bên lề khiến giới trẻ Trung Quốc lựa chọn không sinh/sinh thêm con.

Giới trẻ Trung Quốc lựa chọn không sinh con vì lý do tài chính

Giới trẻ Trung Quốc lựa chọn không sinh con vì lý do tài chính

 
Ngọc Linh (lược dịch theo CNBC)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin