Bảo vệ doanh nghiệp trước nạn tin giả

Toàn cảnh tọa đàm - Nguồn: Báo Chính phủ

Nghe thật tội?!

Tự chủ quá mức dễ thành tư nhân hóa các bệnh viện công

Chuyện y tế - sức khỏe xung quanh cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ ở Mỹ

Các ĐBQH tham quan Viện Thực phẩm chức năng (VIDS)

Tại buổi thảo luận, các vị khách mời đều có chung quan điểm cho rằng tin giả, tin xấu, tin độc như "bóng ma" đã và đang gây ra nhiều hiểm họa, khiến doanh nghiệp lao đao, thậm chí phá sản. Chính quyền và các cơ quan chức năng cần phải tìm ra phương pháp tiếp cận, xử lý tin giả một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Thêm kênh tiếp nhận thông báo tin giả 

Ông Lê Quang Tự Do - Cục trưởng Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông - cho biết trung tâm Xử lý tin giả (của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử, thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông) đã và đang là nơi tiếp nhận, thanh lọc và xử lý tin giả. Số tổng đài hotline của Trung tâm xử lý tin giả là 1800 8108 hoặc có thể phản ánh tin giả qua tài khoản, fanpage trên facebook của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử.

Bên cạnh đó, ý tưởng kết hợp giữa Cục với Cổng TTĐT Chính phủ để sử dụng được những phản ánh của người dân qua fanpage cũng sẽ triển khai trong thời gian tới thông qua fanpage Thông tin Chính phủ.

Ứng phó nhanh với tin giả thế nào?

Theo nhà báo Lê Quốc Vinh, truyền thông phải minh bạch và phải đo lường được sắp tới công chúng sẽ quan tâm tới gì, lo lắng vì tin đồn gì để từ đó chủ động thông tin trước. Cơ quan quản lý nhà nước và các doanh nghiệp cần phản ứng nhanh mới tạo ra niềm tin ở công chúng.

Tin đồn không có "nhiều đất sống” bởi theo theo ông Đậu Anh Tuấn - Phó Tổng thư ký kiêm Trưởng Ban Pháp chế, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI - chỉ có tin thật mới xóa được tin đồn. Các cơ quan cần phản ứng nhanh hơn và chuyên nghiệp hơn để trở thành nguồn thông tin tin cậy với công chúng. Phải có người là đầu mối và đưa ra những phản ứng kịp thời.

Theo ông Nguyễn Danh Huế - Chủ tịch HĐTV Công ty Luật TNHH Hừng Đông, cần nâng cao tinh thần thượng tôn pháp luật và đặc biệt là các cơ quan nhà nước, công chức, viên chức phải đi đầu làm gương; Có chế tài nghiêm khắc và phù hợp với hành vi tạo ra và lan truyền tin giả phạm pháp. Phía doanh nghiệp cần có sự chủ động về truyền thông, tránh tình thế “đi chữa bệnh hơn là phòng bệnh".

Đề xuất bổ sung quy định chế tài liên quan

Bên cạnh Nghị định số 15/2020/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính về lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử, luật sư Nguyễn Danh Huế nhấn mạnh: Nên sửa luật về bồi thường thiệt hại để doanh nghiệp chứng minh thiệt hại do tin giả; Quy trình kiện dân sự cũng cần cải cách để rút ngắn thời gian.

Để vấn nạn tin giả không còn là nỗi ám ảnh của các doanh nghiệp, tọa đàm nhấn mạnh: Mỗi người dân phải là chiến sĩ hàng đầu trong đấu tranh với tin giả, tin xấu độc. Người dân phải tìm đến các nguồn tin tin cậy, xác đáng.

 
Nguyễn Thanh (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin