Giấc ngủ ngon là cách tốt giúp người đái tháo đường kiểm soát bệnh
Ngày Đái tháo đường Thế Giới: Bệnh nhân ngày càng "trẻ hóa"
Cam có an toàn cho người bị đái tháo đường?
Mãn kinh đến sớm ở phụ nữ mắc đái tháo đường
Mới bị đái tháo đường có cần uống thuốc không?
Đường huyết ảnh hưởng đến giấc ngủ thế nào?
Nghiên cứu cho thấy lượng đường trong máu tăng có thể ảnh hưởng đến đồng hồ sinh học của cơ thể và gây khó ngủ. Việc tăng đường huyết làm tăng số lần đi tiểu đêm, làm rối loạn chu kỳ giấc ngủ và dẫn đến thiếu ngủ mạn tính. Tăng đường huyết cũng làm tăng cảm giác khát nước, đau thắt lưng và đau đầu. Do đó, việc thiếu ngủ và khó ngủ xảy ra ở nhiều người bị đái tháo đường, đặc biệt là đái tháo đường type 2.
Ngoài ra, việc hạ đường huyết đột ngột cũng ảnh hưởng đến giấc ngủ do người bệnh tăng nhịp tim và đổ mồ hôi. Một số mẹo dưới đây có thể giúp người bệnh đái tháo đường cải thiện giấc ngủ để kiểm soát bệnh đái tháo đường.
Cách để người bị đái tháo đường có giấc ngủ ngon
- Thiết lập một lịch trình cố định về giờ ngủ và giờ thức dậy đều đặn.
- Tiếp xúc ánh sáng tự nhiên: Bạn nên ra ngoài tiếp xúc với ánh sáng mặt trời ít nhất 30 phút mỗi ngày giúp kích hoạt hormone melatonin vào ban đêm gây buồn ngủ.
- Tập thể dục: Bạn nên dành 30 phút mỗi ngày (5-6 ngày/tuần) để vận động thể chất. Các nghiên cứu cho thấy một buổi tập thể dục nhịp điệu đơn giản giúp bạn dễ vào giấc hơn.
- Phòng ngủ: Khi ngủ nên đảm bảo phòng ngủ của bạn tối, yên tĩnh mà một tấm nệm thoải mái, không quá cứng cũng không quá mềm để giấc ngủ không bị gián đoạn.
- Theo dõi tình trạng đường huyết thường xuyên giúp kiểm soát sự tăng đột biến của lượng đường trong máu của bạn.
- Uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Bị đái tháo đường cần tránh gì để có giấc ngủ ngon?
- Tránh thức uống có chứa caffeine vào buổi chiều và tối vì cơ thể có thể bị ảnh hưởng trong tối đa 8 giờ sau khi uống. Bạn cũng nên tránh hút thuốc vì nicotine hoạt động giống như caffeine.
- Không uống rượu vào buổi tối vì có thể ảnh hưởng đến cách bạn thở khi ngủ, cũng có thể khiến bạn tỉnh giấc bất chợt, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
- Ăn nhiều vào ban đêm có thể làm tăng lượng đường trong máu qua đêm và gây ra chứng khó tiêu.
Nếu tình trạng khó ngủ, thiếu ngủ không cải thiện và kéo dài, người bệnh đái tháo đường nên tham khảo ý kiến bác sĩ. Vì bệnh đái tháo đường có thể là "cửa ngõ" dẫn đến nhiều bệnh khác.
Bình luận của bạn