Cách chăm sóc bàn chân cho người bệnh đái tháo đường

Người bệnh đái tháo đường cần chăm sóc bàn chân đúng cách ngăn ngừa loét chân

Sưng phù chân và mặt có phải biến chứng đái tháo đường không?

Người bệnh đái tháo đường bị loét chân: Tại sao nên điều trị sớm?

10 cách phòng ngừa biến chứng đái tháo đường đơn giản, hiệu quả

Biến chứng nguy hiểm của hội chứng suy giáp

Nồng độ glucose cao trong cơ thể gây tổn thương dây thần kinh và xơ cứng động mạch, từ đó khiến người bệnh dễ gặp phải các vết loét chân. Ngoài ra, do máu ở vùng bàn chân ít lưu thông nên việc chữa lành vết thương bị chậm lại, dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.

Theo một nghiên cứu, khoảng 15-25% bệnh nhân đái tháo đường (bệnh tiểu đường) có nguy cơ cao bị loét chân, có thể dẫn đến cắt cụt chân. Ngoài ra, các biến chứng đái tháo đường khác như rối loạn cơ xương, mạch máu, da liễu và thần kinh cũng làm tăng nguy cơ phải cắt bỏ chân của người bệnh.

Dưới đây là một số phương pháp chăm sóc và giám sát chân đúng cách cho người bệnh đái tháo đường:

1. Vệ sinh bàn chân sạch sẽ

Vệ sinh chân thường xuyên giúp ngăn ngừa viêm loét chân ở người bệnh đái tháo đường

Bước chăm sóc bàn chân quan trọng nhất cho bệnh nhân đái tháo đường là đảm bảo chân luôn sạch sẽ bằng cách rửa và vệ sinh thường xuyên. Điều này giúp giảm nhạy cảm với nhiễm trùng, giữ cho chân luôn khỏe mạnh.

Bạn nên sử dụng xà phòng nhẹ và nước ấm (khoảng 37 độ C là tốt nhất) để rửa chân mỗi ngày, chú ý lau thật khô, nhẹ nhàng, không cọ xát mạnh. Hạn chế rửa vết thương bằng oxy già trừ trường hợp được bác sỹ chỉ định.

2. Bảo vệ chân với giày và vớ

Các vết thương mất nhiều thời gian để chữa lành đối với bệnh nhân đái tháo đường. Ngay cả một vết cắt hoặc vết thương nhỏ cũng có thể dẫn đến hoại tử, thậm chí có thể tiến triển thành đau mạn tính, giảm vận động và tử vong. Vì vậy, bạn nên luôn mang vớ, giày để giữ ấm và bảo vệ bàn chân.

3. Kiểm tra chân thường xuyên

Nên chọn nơi có ánh sáng tốt, sử dụng một chiếc gương để quan sát vết loét bàn chân 

Trước khi đi ngủ, bạn hãy kiểm tra kỹ bàn chân, nếu xuất hiện các triệu chứng vết loét, vết cắt, vết phồng rộp, sưng tấy, vết xước… cần đến gặp bác sỹ để được tư vấn và có phương pháp điều trị kịp thời.

4. Phòng tránh bỏng bàn chân

Kiểm tra nhiệt độ nước trước khi tắm, rửa bằng cách dùng nhiệt kế hoặc mu tay, khuỷu tay. Nhiệt độ nước không quá nóng cũng không nên quá lạnh. Khoảng 40 độ C là tốt nhất.

Không nên sưởi chân bằng các phương pháp như sưởi bằng lò than, sưởi bằng viên gạch nung nóng,…

5. Giữ cho mạch máu lưu thông

Để máu ở bàn chân lưu thông dễ dàng, bạn hãy đặt chân lên ghế khi ngồi, không bắt chéo chân trong thời gian dài. Đặc biệt, không đi những đôi tất trật hoặc có đai cao su nút quanh cổ chân.

Bên cạnh đó, bạn nên cử động ngón chân trong 5 phút từ 2-3 lần trong ngày. Tập vận động bàn chân hàng ngày để tăng lưu thông mạch máu ở bàn chân như: đi bộ, đạp xe,…

6. Masage chân

Lượng đường trong máu cao có thể góp phần làm tăng độ cứng và giảm độ đàn hồi của mô khiến cho việc di chuyển trở nên khó khăn. Massage chân giúp kích thích trạng thái cân bằng, thúc đẩy thư giãn, do đó cải thiện cơn đau và giảm nguy cơ loét chân ở người bệnh đái tháo đường.

Lê Tuyết H+ ( Theo Boldsky)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp