Chăm sóc trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản như thế nào?

Cách cho con ăn cũng tác động không nhỏ tới trình trạng trào ngược dạ dày thực quản

Con ăn gì nôn đấy do mẹ lơ là

Phân biệt nôn trớ thông thường với trào ngược dạ dày thực quản

Bé bị ho, nôn trớ nhiều có phải do trào ngược dạ dày?

8 dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm thực quản trào ngược

Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ nhỏ sẽ không còn là mối lo ngại nếu các mẹ biết chăm sóc đúng cách:

Lưu ý tư thế khi cho con bú

Các cữ bú nên được chia nhỏ mỗi lần 30 - 60ml. Đối với những bé phải bú với số lượng nhiều, cứ sau mỗi 60ml thì vẫn giữ tư thế đang ẵm, đầu cao và vỗ nhẹ lưng cho trẻ ợ rồi bú tiếp. Không vác trẻ lên vai trong những trường hợp này vì dễ làm trẻ ọc sữa ra do dạ dày bị đè nén. Sau khi bú xong, trẻ nên được đặt nằm đầu cao khoảng 30 độ.

Chia thành nhiều bữa nhỏ

Nếu trẻ còn bú, nên tránh để bé bú quá no mà nên cho bú nhiều lần. Đối với trẻ trên 1 tuổi, các lần ăn, uống được chia nhỏ nhiều bữa trong ngày, không ép ăn quá nhiều.

Không cho bé ăn lại ngay sau khi bị nôn do lúc này dạ dày đã bị mất hết dịch vị, bé có ăn cũng không tiêu hóa được. Nên đợi sau đó 2 tiếng hãy cho ăn lại. Cho bé uống thêm nước để bổ sung lại lượng nước lỏng đã mất khi trẻ nôn trớ. Nên tráng miệng cho trẻ bằng nước ấm sau khi nôn để rửa sạch miệng và lưỡi. Nếu thức ăn bị sặc lên mũi, bạn nên hút mũi và vệ sinh mũi, miệng thường xuyên để tránh viêm đường hô hấp cho bé.

Tránh thực phẩm kích thích dạ dày

Ở những trẻ lớn, các thức ăn mang tính kích thích dạ dày như: Đồ chua, thực phẩm nhiều acid, cà phê, nước có ga, đồ chiên rán... cũng làm nặng nề thêm triệu chứng trào ngược. Ngoài ra, khi trẻ bị bất dung nạp Lactose (dị ứng protein sữa bò) cũng có biểu hiện trào ngược. Nên tư vấn bác sỹ để đổi qua loại sữa phù hợp với bé.

Bổ sung dinh dưỡng hợp lý

Có thể sử dụng sữa công thức dành riêng cho trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản có bổ sung chất xơ tự nhiên không bị ảnh hưởng bởi dịch vị dạ dày, giúp duy trì độ sệt của sữa từ bình vào trong dạ dày, giúp trẻ ít bị nôn trớ hơn.

Ngoài ra, nên cho trẻ ăn thêm hoa quả tươi để cung cấp các vitamin. Ngoài uống sữa bột, có thể cho bé ăn thêm sữa chua, pho mát. Nếu bé bị nôn trớ nhiều lần và kéo dài thì có thể dùng thuốc giảm co thắt dạ dày khi cần thiết nhưng phải có sự hướng dẫn và theo dõi của bác sỹ. Nếu tình trạng vẫn kéo dài, nên đưa bé đến bệnh viện để khám và điều trị sớm.

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, cha mẹ cũng nên cân nhắc việc lựa chọn những loại thực phẩm chức năng phù hợp, có hiệu quả để tăng cường sức đề kháng cho bé yêu!

Biết Tuốt H+

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ