Cách đơn giản giúp giữ ấm bàn chân trong mùa lạnh

Giữ ấm đôi bàn chân trong mùa lạnh mang lại lợi ích sức khỏe cho cả thể chất lẫn tinh thần

Cách giữ tủ quần áo thơm tho trong mùa Đông

Vệ sinh tai mũi họng cho trẻ trong mùa Đông như thế nào?

Nhà có trẻ em, tủ thuốc mùa Đông cần chuẩn bị những gì?

Cách trị cước chân tay trong mùa Đông

Theo Đông y, “lục phủ ngũ tạng” đều thu nhỏ trong lòng bàn chân. Đó cũng là nơi bắt đầu của ba “kinh túc tam âm” (Tỳ, Gan, Thận) và là nơi cuối cùng của “Kinh túc tam dương” (Vị, Mật, Bàng quang), có vai trò: Giúp nâng đỡ cơ thể vững vàng, di chuyển dễ dàng; Giúp cơ thể tiếp âm hàng ngày trong việc cân bằng cơ thể với môi trường sống; Tham gia vào quá trình vận hành khí huyết. Vì thế, những tác động nhỏ cũng có thể khiến bàn chân tổn thương, gây bệnh tật cho con người.

Theo Y học hiện đại, lớp mỡ dưới da bàn chân khá mỏng nên khả năng giữ ấm kém, hơn nữa khoảng cách từ bàn chân đến tim xa hơn các bộ phận khác khiến việc lưu thông máu bị cản trở. Chính vì vậy, bàn chân dễ bị nhiễm lạnh. Khi đó, thông qua các phản xạ thần kinh, sẽ làm co mạch trên niêm mạc đường hô hấp, làm giảm lưu lượng máu và giảm khả năng kháng bệnh. Điều đó giải thích lý do vì sao, bạn chỉ cần lơ là chăm sóc đôi chân vào mùa Đông Xuân là có thể mắc các bệnh, như: Viêm họng, cảm lạnh, ho, sổ mũi…

Dưới đây là một số cách đơn giản giúp bạn giữ ấm đôi bàn chân trong mùa lạnh:

Tích cực vận động

Thời tiết lạnh khiến nhiều người lười vận động. Điều này sẽ khiến đôi bàn chân càng thêm lạnh cóng. Thay vào đó, bạn hãy dành ra khoảng 30 phút mỗi ngày cho việc tập thể dục, đơn giản như đi bộ. Đi bộ là cách tốt nhất để cải thiện lưu lượng máu cho bàn chân.

Đi bộ giúp tăng tuần hoàn máu, cơ thể sẽ ấm lên từ bên trong

Hoặc, trong khi ngồi làm việc, ngồi xem ti vi, bạn hãy lặp lại động tác gập và duỗi các ngón chân trong ít nhất 10 phút/ngày. Thói quen này giúp bạn có đôi chân khỏe mạnh và hạn chế chấn thương.

Hạn chế tiếp xúc với nước lạnh, các chất tẩy rửa

Trong mùa Đông, bạn nên hạn chế để đôi chân trần tiếp xúc trực tiếp với nước lạnh, các chất tẩy rửa. Điều này giúp bảo vệ làn da mỏng manh khỏi bị kích ứng bởi hóa chất. Nếu phải làm ruộng, bạn nên đi tất kèm ủng để bảo vệ sức khỏe đôi chân.

Massage bàn chân

Massage bàn chân với quả bóng tennis giúp thư giãn, làm ấm đôi bàn chân đơn giản

Việc massage bấm huyệt với các động tác chính xác, lực bấm vừa đủ sẽ giúp cơ thể lấy lại trạng thái cân bằng và làm ấm đôi bàn chân. Tuy nhiên, nhiều người cảm thấy khó khăn trong việc xác định điểm huyệt để thực hiện xoa bóp, bấm huyệt. Đơn giản hơn, bạn hãy đặt quả bóng tennis dưới sàn, để bóng tiếp xúc với gan bàn chân. Nhẹ nhàng lăn bóng dưới các ngón chân, lặp lại nhiều lần nếu muốn.

Ngâm chân bằng nước ấm, thảo mộc

Vào mùa Đông, mỗi tối trước khi đi ngủ bạn nên ngâm chân với nước muối ấm, thảo mộc (gừng, quế chi, lá lốt, kinh giới…) khoảng 15-20 phút. Ngâm chân nước ấm kết hợp với xoa bóp các ngón chân, lòng bàn chân sẽ thúc đẩy tuần hoàn máu, giảm mỏi mệt, dễ ngủ, thậm chí là giúp giảm đau, cải thiện cứng khớp chi dưới. Vào ngày thời tiết không quá lạnh, bạn có thể ngâm chân trong nước ấm, rồi sau đó cho vào nước mát để các mạch máu mở rộng vừa phải, kích thích lưu thông máu tốt hơn.

Phạm Quỳnh H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp