Cần làm gì khi trẻ khóc dạ đề trong mùa Đông?

Tình trạng khóc kéo dài ở trẻ sơ sinh đều ít nhiều gây lo lắng, bối rối cho cha mẹ

Bổ sung chất này giúp giảm khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh bị đau bụng: Mách bố mẹ cách xoa dịu bé

Dấu hiệu trẻ sơ sinh mắc hội chứng colic - cơn đau do co thắt

Giúp con bỏ tật ngoáy mũi thế nào?

Những lý do khiến trẻ khóc dạ đề

Nguyên nhân khiến trẻ khóc dạ đề, thuật ngữ y khoa gọi là hội chứng Colic, đến nay vẫn là một bí ẩn. Trẻ được chẩn đoán khóc dạ đề nếu có dấu hiệu: Khóc kéo dài hơn ba giờ mỗi ngày; Khóc ba ngày hoặc nhiều hơn/tuần; Khóc hơn ba tuần/tháng.

Hiện tượng quấy khóc nhiều giờ ở trẻ sơ sinh và nhũ nhi (giai đoạn 2-3 tuần tuổi đến 3 tháng tuổi) thường xuất hiện vào các buổi chiều, tối hoặc ban đêm. Trẻ không chỉ khóc dữ dội, mà toàn thân trở nên đỏ ửng, lưng cong lại, tay nắm chặt hai chân co về phía bụng và bụng căng cứng. Không khí lạnh cũng là một trong những yếu tố khiến trẻ quấy khóc nhiều hơn.

 

Cha mẹ thường hết sức sốt ruột, lo lắng khi trẻ khóc dạ đề. Hiểu rõ một số thông tin về tình trạng này giúp phụ huynh có biện pháp đúng để chăm sóc trẻ trong mùa Đông.

Với trẻ nhỏ, khóc là một trong những phương thức giao tiếp chính, biểu đạt nhu cầu ăn, đi vệ sinh hoặc phản ứng trước các kích thích khó chịu với bé. Trẻ nhũ nhi có thể khóc 2-3 tiếng một ngày là bình thường. Nếu trẻ khóc kéo dài, cha mẹ nên cố gắng tìm ra nguyên nhân sao trẻ không thoải mái.

Trẻ khóc dạ đề không có nghĩa là ốm yếu hơn. Miễn là trẻ tăng cân đều, ăn bú bình thường, cha mẹ cố gắng trấn tĩnh chờ cho 3 tháng đầu đời của bé dần trôi qua. Hội chứng Colic cũng không liên quan đến di truyền hoặc thói quen sinh hoạt trong và sau thai kỳ của người mẹ. Vì vậy, người mẹ không nên ôm tâm lý có lỗi, dẫn đến gánh nặng và cảm xúc tiêu cực khi chăm con.

Ngoài ra, trẻ khóc dạ đề không phải lúc nào cũng do cơn đói. Việc cho trẻ ăn liên tục, thậm chí ăn quá nhiều, có thể khiến tình trạng quấy khóc trở nên nghiêm trọng hơn do trẻ thấy đau bụng, đầy hơi. Ngoài ra, hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện nên có thể bị dị ứng với một trong các loại protein có trong sữa mẹ (hoặc sữa bò nếu trẻ ăn sữa công thức) gây đau bụng, táo bón, tiêu chảy. Khi đó, cha mẹ cần trao đổi với bác sỹ nhi khoa để thay đổi chế độ ăn của mẹ hoặc đổi sữa công thức cho bé.

Xử trí khi trẻ khóc dạ đề  

Nhiều bé cáu gắt, khóc lóc chỉ vì bị mặc quá nóng, nên cha mẹ nên cho trẻ mặc ấm vừa đủ

Nhiều bé cáu gắt, khóc lóc chỉ vì bị mặc quá nóng, nên cha mẹ nên cho trẻ mặc ấm vừa đủ

May mắn thay là hội chứng Colic lành tính và hầu hết trường hợp này sẽ tự hết khi trẻ được 4 tháng tuổi trở lên. Khi trẻ khóc dạ đề ngoài nguyên nhân bệnh lý, cha mẹ hãy bình tĩnh khắc phục nguyên nhân khiến trẻ khó chịu: Bị dị ứng với sữa hoặc đau bụng do đầy hơi, mặc quần áo chật, quá nóng hoặc quá lạnh… Trong mùa Đông, phụ huynh không nên sợ trẻ lạnh mà cho bé mặc đồ quá dày và chật. Tã bẩn, không được làm sạch cũng có thể khiến trẻ quấy khóc.

Dù không có phương pháp điều trị hiệu quả, cha mẹ có thể làm giảm sự khó chịu của bé bằng cách ôm bé vào lòng, hay đặt bé nằm cạnh mẹ để bé được cảm nhận nhịp tim và hơi ấm từ mẹ truyền sang. Biện pháp này giúp giảm căng thẳng cho bé, cũng giúp mẹ giao lưu tình cảm với con.

Ôm bé vào lòng hoặc để bé nằm cạnh mẹ có thể tạo cho bé cảm giác an toàn

Ôm bé vào lòng hoặc để bé nằm cạnh mẹ có thể tạo cho bé cảm giác an toàn

Ngoài ra, khi trẻ bú mẹ hoặc bú sữa bình, một lượng khí nhỏ có thể được nuốt vào bụng, khiến trẻ đầy hơi và quấy khóc. Hãy cho trẻ bú trong tư thế ngồi thẳng và cho trẻ ợ hơi thường xuyên có thể cải thiện hội chứng Colic. Nếu bạn lo ngại sữa công thức khiến bé dị ứng, hãy hỏi ý kiến bác sỹ và tìm giải pháp thay thế.

Các chuyên gia cũng khuyến cáo, trẻ có thể khóc dạ đề do người thân có những động tác lắc mạnh khi vui đùa với bé, hoặc trẻ bị tác động bởi sự thay đổi đột ngột môi trường chung quanh. Phụ huynh nên đổi tư thế cho trẻ trong ngày, đồng thời không rung lắc để dỗ trẻ. Quấn trẻ trong một tấm vải mềm, hoặc cho trẻ ngậm ti giả cũng có thể làm dịu trẻ. Không nên cho bé uống bất kỳ loại thuốc hay thảo dược nào, nếu không có sự tư vấn của các chuyên gia nhi khoa.    

Quỳnh Trang (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ