Bí quyết giữ trẻ khỏe mạnh trong mùa Đông

Trẻ cần được bảo vệ nhiều hơn trước các tác nhân gây bệnh của mùa Đông

Thực phẩm người cảm cúm và cảm lạnh nên ăn

Cách bảo vệ hệ hô hấp cho trẻ nhỏ khi không khí ô nhiễm

Đề phòng hen suyễn tái phát vào mùa lạnh

Lưu ý đảm bảo an toàn thực phẩm cho trẻ trong mùa lạnh

Bệnh trẻ thường gặp trong mùa lạnh

Thời tiết lạnh khiến sự tuần hoàn của các mạch máu đi nuôi cơ thể kém hơn, do đó sẽ có ít tế bào bạch cầu (WBC) sẵn sàng chống lại các tác nhân gây bệnh. Điều này khiến trẻ thường dễ ốm hơn trong mùa Đông. Các bệnh trẻ thường mắc thời gian này gồm:

- Cảm lạnh thông thường: Do loại virus gây nhiễm trùng mũi, xoang, cổ họng và đường thở, khiến trẻ có các triệu chứng như sổ mũi, ù tai, sốt…

- Cúm hoặc cảm cúm: Có phần nghiêm trọng hơn cảm lạnh thông thường. Trẻ em có nguy cơ bị cúm cao gấp 2-3 lần so với người lớn. Bệnh gây ra bởi virus xâm nhập vào phổi và đường hô hấp và có thể lây lan qua tiếp xúc trực tiếp hoặc các giọt bắn trong không khí do người bệnh ho hoặc hắt hơi.

- Đau họng: Đây là bệnh do virus gây ra và lây truyền theo cách tương tự như cảm cúm.

- Viêm phế quản: Thường thấy nhất ở trẻ dưới 5 tuổi. Bệnh này là tình trạng trẻ viêm đường thở, thường do virus, vi khuẩn hoặc dị ứng gây ra.

- Hen suyễn: Đây là tình trạng viêm tiểu phế quản xảy ra khi một tác nhân hoặc chất gây dị ứng làm cho đường thở bị thắt chặt. Không khí lạnh là tác nhân đặc biệt gây ra các cơn hen suyễn. Không nên để trẻ thở bằng miệng để hạn chế tác nhân.

- Dị ứng: Xảy ra do nhiễm virus hoặc nấm và thường phổ biến hơn trong mùa Đông. Dị ứng thường có triệu chứng như phát ban, sốt, hen suyễn và sốc phản vệ.

6 bí quyết giúp trẻ khỏe mạnh trong mùa Đông

Vệ sinh đúng cách

Thói quen vệ sinh tay giúp ngăn ngừa vi khuẩn, virus

Thói quen vệ sinh tay giúp ngăn ngừa vi khuẩn, virus

Bạn cần giữ vệ sinh môi trường xung quanh để hạn chế tác nhân gây bệnh. Mùa lạnh, trẻ thường ở trong nhà nhiều hơn, cần đảm bảo nhà cửa được lau chùi vệ sinh thường xuyên, đặc biệt sau mưa vì hơi ẩm sẽ khiến nấm sinh sôi. Khuyến khích con giữ đồ đạc cá nhân (như cặp sách, đồ chơi, quần áo, tất... sạch sẽ và không bị ẩm).

Nhắc trẻ: Không nên chạm tay lên mũi và dụi mắt, nhất là khi tiếp xúc với bề mặt nhiễm khuẩn; Luôn mang theo chai khử trùng để sử dụng bất cứ khi cần; Rửa tay chân khi về nhà. Nếu có người bị cảm cúm hoặc cảm lạnh ở nhà thì không cho trẻ sử dụng chung gối, khăn tắm.

Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và cân đối

Sức đề kháng của trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi những gì trẻ ăn. Một số trẻ còn có thể mắc chứng rối loạn cảm xúc theo mùa (như thay đổi về tâm trạng, năng lượng, sự tập trung, thèm ăn, giấc ngủ).

Do đó, bạn nên bao gồm nhiều thực phẩm tăng cường miễn dịch hơn cho trẻ giúp trẻ khỏe mạnh, gồm: Trái cây và rau củ nhiều màu sắc (rau lá xanh, bơ, củ cải đường, quả mọng), các loại cá (cá hồi, cá cơm, cá thu, cá ngừ, cá chim, cá mòi, cá rô hồng), các loại thảo mộc (rau mùi, lá cà ri), các loại gia vị (gừng, quế, đinh hương, nghệ, tỏi), sữa lên men.

Lưu ý nhắc trẻ không bao giờ được bỏ bữa, đặc biệt là bữa sáng. Khi bỏ bữa sáng, cơ thể sẽ bị thiếu chất dinh dưỡng và do đó dễ bị nhiễm trùng hơn khi bắt đầu ngày mới. Chú ý không cho trẻ ăn quá nhiều, đặc biệt không quá 30% lượng chất béo được khuyến nghị hàng ngày.

Uống đủ nước

Hãy nhắc trẻ uống nhiều nước hơn trong mùa Đông

Hãy nhắc trẻ uống nhiều nước hơn trong mùa Đông

Trẻ cần uống nhiều nước hơn trong mùa Đông, ngay cả khi trẻ không khát để tăng đề kháng. Khi thân nhiệt tăng do nhiệt độ môi trường giảm, trẻ có thể mất nước nếu không uống đủ nước khiến trẻ ốm yếu, kiệt sức, mỏi cơ, chuột rút và cũng dễ bị cảm lạnh và cúm hơn.

Nên cho trẻ uống nước ấm, có thể tạo thêm hương vị với cam hoặc chanh. Cho con ăn thêm các món lỏng như cháo, súp, canh. Khuyến khích trẻ uống từng ngụm nước nhỏ thay vì một cốc nước lớn, sau mỗi 15 phút.

Nghỉ ngơi hợp lý và ngủ đủ giấc

Những thay đổi trong chu kỳ ngủ - thức không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động thể chất và tinh thần của trẻ mà còn tác động đến chức năng tim mạch, điều hòa nhiệt độ và tình trạng miễn dịch như sản xuất bạch cầu và tế bào cytokine hỗ trợ miễn dịch giúp trẻ khỏe mạnh trong mùa Đông.

Thiếu ngủ có thể khiến trẻ suy giảm miễn dịch, gia tăng tình trạng viêm nhiễm bởi vi trùng và vi khuẩn. Nên nhắc trẻ hoàn thành sớm bài tập để nghỉ ngơi sớm, tránh sử dụng thiết bị điện tử trước khi đi ngủ.

Khuyến khích con ra ngoài chơi

Ở trong nhà sẽ khiến trẻ không được tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, khiến trẻ thiếu vitamin D - nguyên nhân chính làm giảm khả năng miễn dịch ở trẻ. Trẻ cũng thường ít hoạt động thể chất nếu ở nhà. Bạn nên cho trẻ ra ngoài chơi trong thời gian ngắn và đảm bảo giữ đủ ấm cho trẻ. Hạn chế cho trẻ đến những trung tâm đông người hoặc nơi có máy lạnh.

Giữ ấm

Cơ thể bị nhiễm lạnh làm suy giảm hệ miễn dịch của trẻ. Cần giữ ấm cho trẻ qua nhiều lớp quần áo tùy thuộc vào nhiệt độ bên ngoài, giữ ấm tai và đi tất chân để tránh bị cảm lạnh. Thay quần áo và tất bị ướt ngay sau khi trở về nhà.

 
Nguyễn Thanh (Theo parentcircle)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ