Cách kiểm soát bệnh vảy nến ở mặt

Làm thế nào để cải thiện triệu chứng vảy nến ở mặt

Lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị bệnh vảy nến

Bị vảy nến đỏ da toàn thân phải làm sao để cải thiện?

Cách xử lý vảy nến da đầu với các nguyên liệu trong nhà

Bệnh vảy nến nguy có hiểm không?

Tuân thủ dùng thuốc điều trị

Với người bệnh vảy nến, bác sĩ da liễu có thể kê toa thuốc mỡ, kem hoặc thuốc xịt corticosteroid có hiệu lực thấp để giảm mẩn đỏ và sưng tấy do vảy nến. Khi dùng các thuốc điều trị tại chỗ đối với vẩy nến trên mặt, bạn cần rất cẩn thận, đặc biệt lúc thoa vùng da quanh mắt. Vì một số trường hợp có thể khiến da bị kích ứng, nóng rát hoặc châm chích. Để an toàn, bạn nên thoa trước lên vùng da nhỏ và dùng đúng theo hướng dẫn.

Dưỡng ẩm thường xuyên

Giữ ẩm giúp làn da cảm thấy dễ chịu hơn, giảm khô, ngứa và đóng vảy. Bạn nên chọn các sản phẩm tự nhiên, không có mùi thơm sẽ không gây kích ứng da. Nên chọn kem dưỡng ẩm chứa thành phần ceramic và acid hyaluronic để tạo thành một hàng rào bảo vệ trên da. Tập thói quen dưỡng ẩm mỗi sáng và tối, cũng như bất cứ khi nào bạn cảm thấy da khô hoặc căng.

Điều trị vảy nến bằng ánh sáng

Nếu bệnh vẩy nến trên mặt đã nghiêm trọng, bác sĩ có thể đề nghị liệu pháp quang trị liệu (phototherapy), là phương pháp điều trị với tia cực tím (UV), để làm chậm sự phát triển của tế bào da. Có nhiều loại quang trị liệu khác nhau. Bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn lựa chọn loại quang trị liệu phù hợp nhất với làn da của bạn.

Nuôi dưỡng làn da từ bên trong

Người bệnh vảy nến da mặt cũng cần chú ý chăm sóc da ngay từ chế độ ăn uống. Tuy không có loại thực phẩm cụ thể nào giúp điều trị bệnh vảy nến, nhưng các chuyên gia tin rằng việc ăn uống lành mạnh sẽ giúp giữ cho làn da ở trạng thái bình thường và ngăn ngừa bệnh vảy nến bùng phát. Đặc biệt, người bệnh vảy nến da mặt nên thêm dầu dừa hay dầu bơ vào chế độ ăn để làm sáng da.

Thoa tinh dầu tràm trà

Dùng tinh dầu tràm trà có thể giúp giảm bùng phát bệnh vảy nến da mặt. Loại tinh dầu này chiết xuất từ lá cây trà (Melaleuca alternifolia) được biết đến với đặc tính khử trùng và kháng khuẩn, đồng thời là một chất tự nhiên và dịu nhẹ có trong một số mỹ phẩm. Bạn chỉ cần thêm một vài giọt tinh dầu tràm trà vào một miếng bông nhỏ và nhẹ nhàng thoa lên vùng da bị vảy nến.

 

Dùng sản phẩm trang điểm tự nhiên và hữu cơ

Khi trang điểm, người bệnh vảy nến da mặt nên sử dụng các sản phẩm trang điểm không gây kích ứng da thêm. Cụ thể là sản phẩm hữu cơ, tự nhiên và nên tham khảo ý kiến bác sĩ để chắc chắn sẽ không ảnh hưởng đến tác dụng của các loại thuốc thoa tại chỗ bạn đang dùng.

Đảm bảo tay sạch và trang điểm nhẹ nhàng để tránh làm bong lớp vảy trên da. Nếu không, có thể làm tình trạng vảy nến da mặt trở nên nặng hơn, hoặc hình thành các phát ban mới.

Kiểm soát căng thẳng

Theo Tổ chức Bệnh vẩy nến Quốc gia (NPF), căng thẳng là một trong những tác nhân gây ra bệnh vẩy nến. Nên việc kiểm soát căng thẳng là điều quan trọng đối với người bệnh vẩy nến để giảm thiểu các đợt bùng phát. Bạn nên thử các bài tập giảm căng thẳng như yoga, thiền, tập thở sâu, tập thể dục thường xuyên hay bất kỳ hoạt động nào khác khiến bạn cảm thấy thư giãn và vui vẻ.

Tìm kiếm sự hỗ trợ về mặt cảm xúc

Theo NPF, những người mắc bệnh vẩy nến có nguy cơ bị trầm cảm cao gấp đôi so với những người khác. Nếu người bệnh có những dấu hiệu trầm cảm như cáu gắt, mệt mỏi, khó ngủ hoặc mất ngủ, cảm giác vô dụng, khóc nhiều… cần đến gặp bác sĩ hoặc bác sĩ tâm lý để có biện pháp hỗ trợ.

Bên cạnh các phương pháp điều trị bệnh vảy nến ở mặt nêu trên, hiện nay, việc sử dụng sản phẩm có các thành phần tự nhiên trong hỗ trợ điều trị vảy nến đang được nhiều người bệnh áp dụng. Đây là phương pháp có tính an toàn cao mà hiệu quả đã được chứng minh rõ ràng. Trong đó, sản phẩm có thành phần tự nhiên như: Cao sói rừng, cao nhàu, cao bạch thược, cao hoàng bá… giúp giảm nhanh các triệu chứng vảy nến (sưng đỏ, ngứa ngáy và bong tróc) đang được người bệnh ưu tiên sử dụng.

Sản phẩm này đã được nghiên cứu lâm sàng tại Bệnh viện Da liễu Trung ương. Kết quả cho thấy ở nhóm dùng sản phẩm chứa cao sói rừng có tỷ lệ sạch tổn thương và mức độ cải thiện bệnh rõ rệt. Đặc biệt, sản phẩm có nguồn gốc thảo dược nên mọi người có thể yên tâm sử dụng lâu dài mà không lo bị teo da, mỏng da như các phương pháp khác.

Như vậy, để cải thiện bệnh vảy nến ở mặt, người bệnh nên sử dụng thêm sản phẩm có thành phần cao sói rừng thường xuyên để điều hòa miễn dịch, giúp cải thiện bệnh nhanh chóng hiệu quả, an toàn.

Nguyễn Thanh (Theo Health Central)

 

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Miễn Khang - Hỗ trợ cải thiện triệu chứng và ngăn ngừa tiến triển các bệnh tự miễn (vảy nến, lupus ban đỏ, bạch biến...)

Hướng dẫn sử dụng: Ngày dùng 2 lần, mỗi lần 4-5 viên, uống trước ăn 30 phút hoặc sau ăn 1 giờ, nên dùng liên tục 1 đợt từ 3 - 6 tháng.

Đặc biệt, từ 01/4/2023-31/12/2023, khi mua Kim Miễn Khang loại 30 viên, 90 viên hoặc 180 viên có dán tem tích điểm, quý khách được tham gia chương trình "Tích điểm trúng Vàng, ngập tràn quà tặng" và có cơ hội trúng giải thưởng 01 chỉ Vàng SJC 9999 cùng nhiều giải sử dụng sản phẩm miễn phí.

Sản phẩm Kim Miễn Khang được tiếp thị bởi: Công ty TNHH Dược phẩm Á Âu

Địa chỉ: 171 Chùa Láng - Phường Láng Thượng - Quận Đống Đa - Hà Nội

Số GPQC:1077/2020/ ATTP-XNQC

ĐT: 024.38461530 - 028.62647169

*Sản phẩm được bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.

H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Da liễu