Độc đáo cách làm sữa chua có vị chua, cay, mặn, ngọt

Có thể làm sữa chua nhiều vị ngay tại nhà

Tại sao không đổi sữa chua vani để lấy tiếng cười, hạnh phúc?

Video: Top 3 thực phẩm trị đầy hơi, chướng bụng hiệu quả

Hôi miệng, hãy bổ sung chế phẩm sinh học

Lợi ích sức khỏe của thực phẩm lên men

Sữa chua ngọt ngào

Sự kết hợp này sẽ đáp ứng sự hảo ngọt của bạn mà không gây hại cho men răng: Sữa chua + Mật ong + Hạnh nhân + Sung tươi xắt nhỏ + Quả hồ trăn (hạt dẻ cười) + Dâu tây + Vụn chocolate trắng + Kẹo dẻo.

Lưu ý: Hãy loại bỏ những thành phần có thể gây dị ứng cho bạn. Trong trường hợp bạn bị đái tháo đường, nên hạn chế vị ngọt, chỉ nên cho một chút mật ong và quả sung.

Sữa chua mặn

Mặn chua hòa quyện với nhau sẽ đem lại một hương vị tuyệt vời cho người thưởng thức. Khi ăn sữa chua, bạn có thể cho vài hạt muối trắng vào để tăng vị giác, thúc đẩy tiêu hóa. Ngoài ra, bạn có thể pha trộn thêm bơ đậu phộng + Cacao + Thảo quả + Siro lá phong + Dầu olive + Lá bạc hà để bổ sung thêm chất dinh dưỡng và ăn không bị ngán.

Lưu ý: Hạn chế muối và bơ đậu phộng trong trường hợp bạn gặp những vấn đề về huyết áp, bị bệnh tim mạch.

Sữa chua thanh mát

Thoạt đầu, ai cũng nghĩ vị chua được tìm thấy nhiều trong các loại trái cây họ cam quýt và các loại thực phẩm có tính acid khác, vì thế nó có vẻ không cần thiết trong các món sữa chua. Tuy nhiên, sự kết hợp đắng và thêm chua như sau sẽ tạo cho bạn một sự bất ngờ lớn: Việt quất + Vỏ chanh + Hạt chia + Vụn chocolate đen đắng + Mâm xôi + Hạt nhục đậu khấu.

Lưu ý: Sự pha trộn này không phù hợp với người vị viêm loét dạ dày, răng yếu. 

Sữa chua cay nồng

Sữa chua có tính mát, ớt và xoài có tính nóng. Sự kết hợp này mang lại cảm giác cân bằng, thúc đẩy tiêu hóa và tuần hoàn máu: Ớt cay + Xoài xắt nhỏ + Ngũ cốc yêu thích + Chuối + Dừa nạo + Gừng + Hạt tiêu đen + Mận tươi + Vani.

Lưu ý khi sử dụng sữa chua

Đối tượng nên thận trọng khi ăn sữa chua: Những người đau bụng đi ngoài hoặc có bệnh về đường ruột, người bị đái tháo đường, xơ cứng động mạch, viêm túi mật và viêm tuyến tuỵ nên hỏi ý kiến bác sỹ, chuyên gia dinh dưỡng trước khi ăn sữa chua.

Không nên kết hợp với các thực phẩm sau: Thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh, thức ăn chế biến sẵn như lạp xường, xúc xích… Bởi lẽ, trong quá trình chế biến, các loại thịt sẽ có chất nitrat (nitro) khi kết hợp chung với sữa chua sẽ tạo thành nitrosamine - chất gây ung thư.

Lưu ý khi đang dùng thuốc kháng sinh: Phần lớn các thuốc kháng sinh được dùng hiện nay gây ức chế đối với cả vi khuẩn gây bệnh và không gây bệnh. Việc ăn sữa chua sau thời kỳ uống kháng sinh là để giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Tuy nhiên cần phải dùng đúng cách, chỉ dùng sau khi đã hết liệu trình điều trị kháng sinh. Những thông tin nói rằng ăn sữa chua ngay khi đang uống kháng sinh hoặc trộn lẫn thuốc kháng sinh vào sữa chua để cho trẻ ăn là không hợp lý và sẽ làm mất tác dụng của cả hai loại khi chúng dùng chung với nhau.

Liều lượng tiêu thụ: Người khoẻ mạnh chỉ nên ăn tối đa 2 cốc sữa chua mỗi ngày. Nếu ăn quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến sự bài tiết các chất dung môi trong dạ dày, làm giảm cảm giác thèm ăn. Đặc biệt nếu thường xuyên ăn quá nhiều sữa chua bạn sẽ thấy lạnh bụng. 

Thời điểm ăn sữa chua: Ăn sữa chua khoảng 30 phút - 1 tiếng sau khi ăn là tốt nhất. Nên ăn sau bữa trưa và bữa tối. Những người làm việc văn phòng thì nên ăn sữa chua vào buổi chiều để chống những thiệt hại do bức xạ máy tính gây ra.

Biết Tuốt H+ (Theo Huffingtonpost)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Món ngon - Nhà hàng