- Chuyên đề:
- Đái tháo đường
Thay đổi lối sống có thể giúp làm giảm nguy cơ đái tháo đường type 2
Cắt cụt chân do đái tháo đường: Nguy cơ và cách phòng tránh
Các biến chứng đái tháo đường có thể khiến bạn phải cắt cụt chân
3 dấu hiệu suy giảm chức năng thận ở người bệnh đái tháo đường
Tiền đái tháo đường phải ăn uống tập luyện thế nào?
Ở người bệnh tiền đái tháo đường, kiểm soát tốt đường huyết sẽ làm giảm 70% nguy cơ tiến triển thành bệnh đái tháo đường type 2. Một số biện pháp sau đây có thể giúp bạn kiểm soát tốt đường huyết.
Có chế độ ăn hợp lý (đặc biệt cẩn trọng các thực phẩm có chỉ số đường huyết - GI cao) và kiểm soát khẩu phần ăn sẽ giúp bạn giữ cân nặng ổn định, hạn chế nguy cơ phát triển đái tháo đường type 2. Những người được chẩn đoán tiền đái tháo đường bị thừa cân, béo phì cũng nên thực hiện các bài tập giảm cân, vận động ít nhất 150 phút/tuần.
Người bệnh tiền đái tháo đường nên giữ cân nặng ổn định để kiểm soát bệnh
Kiểm soát lượng carbohydrate tiêu thụ
Carbohydrate (chất bột, đường) là nguồn cung cấp năng lượng chính của cơ thể, tuy nhiên khi bổ sung quá nhiều, carbohydrate sẽ được cơ thể tích trữ dưới dạng mỡ. Carbohydrate dư thừa cũng có thể khiến lượng đường huyết tăng cao, làm tăng nguy cơ phát triển đái tháo đường type 2.
Ngược lại, loại bỏ carbohydrate hoàn toàn khỏi chế độ ăn lại có thể khiến cơ thể mệt mỏi, gây táo bón. Những người bị tiền đái tháo đường có thể áp dụng một số biện pháp sau để kiểm soát lượng carbohydrate tiêu thụ:
Ăn bữa sáng giàu protein
Ăn nhiều carbohydrate trong bữa sáng có thể khiến bạn cảm thấy thèm đồ ngọt trong suốt cả ngày. Thêm vào đó, càng ăn nhiều carbohydrate, bạn càng khiến tuyến tụy phải hoạt động vất vả hơn để sản xuất insulin. Thay vào đó, một bữa sáng giàu protein có thể giúp hỗ trợ Giảm cân và kiểm soát đường huyết tốt hơn. Bạn có thể bổ sung protein từ các sản phẩm như: Sữa, bơ lạc (đậu phộng),… đều rất tốt cho người bị tiền đái tháo đường.
Quản lý khẩu phần ăn
Hãy lấp đầy nửa đĩa thức ăn với các món rau quả không chứa tinh bột như rau xà lách, bông cải xanh, rau chân vịt, hành tây, ớt, cà tím,… Các thực phẩm này sẽ cung cấp nước, chất xơ cũng như các loại vitamin và khoáng chất cho cơ thể. 1/4 đĩa thức ăn nên được dành cho các loại protein nạc (thịt gà, gà tây, cá, thịt bò nạc).
Các thực phẩm giàu carbohydrate chỉ nên chiếm 1/4 đĩa thức ăn còn lại. Các thực phẩm carbohydrate người bị tiền đái tháo đường nên bổ sung bao gồm các loại ngũ cốc nguyên hạt (hạt quinoa, lúa mạch) hay khoai lang, bí và đậu.
Hạn chế lượng đường tiêu thụ
Ăn quá nhiều đường có thể gây tăng cân và làm mất cân bằng đường huyết trong cơ thể. Tốt nhất, hãy hạn chế các loại nước trái cây, nước ngọt, cà phê thêm đường,… Thay vào đó bạn có thể uống nước lọc, trà, cà phê, nước chanh không/ít đường.
Có các bữa ăn vặt lành mạnh
Có các bữa ăn vặt lành mạnh sẽ giúp bạn không cảm thấy đói và làm giảm cảm giác thèm đồ ngọt, thực phẩm giàu carbohydrate. Các món ăn vặt lành mạnh người bị tiền đái tháo đường có thể tiêu thụ gồm: 1 quả táo nhỏ với 1 thìa bơ lạc; 3 cốc bỏng ngô với 1 lát pho mát ít béo; 1/4 cốc các loại hạt hạnh nhân, hạt điều, quả hồ trăn, óc chó,… không thêm muối; nửa cốc các loại quả mọng cùng một chút sữa chua Hy Lạp ít béo...
Vi Bùi H+ (Theo Verywell)
Gợi ý thực phẩm chức năng Hộ Tạng Đường chứa Mạch môn, Hoài sơn, Nhàu, Câu kỷ tử giúp ổn định đường huyết, phòng ngừa đái tháo đường type 2.
Bình luận của bạn