- Chuyên đề:
- Đái tháo đường
Có các cách phòng tránh giúp bạn hạn chế nguy cơ đoạn chi do biến chứng đái tháo đường
Các biến chứng đái tháo đường có thể khiến bạn phải cắt cụt chân
3 dấu hiệu suy giảm chức năng thận ở người bệnh đái tháo đường
Phòng ngừa nguy cơ tim mạch ở người bệnh đái tháo đường như thế nào?
Đái tháo đường thai kỳ: Làm gì để kiểm soát đường huyết?
Các yếu tố nguy cơ khiến người bệnh đái tháo đường phải cắt cụt chân
Người bệnh đái tháo đường kiểm soát đường huyết và huyết áp kém sẽ có nguy cơ cao phải cắt cụt ngón chân, bàn chân hoặc cả đôi chân. Điều này là do việc kiểm soát đường huyết kém có thể dẫn đến các nguy cơ biến chứng nguy hiểm.
Cụ thể, biến chứng thần kinh và bệnh động mạch ngoại biên có thể khiến cho chân, bàn chân của người bệnh bị nhiễm trùng, tổn thương các mô, gây loét da. Tình trạng này có thể xấu đi nhanh chóng, khiến người bệnh phải thực hiện phẫu thuật cắt bỏ chân để bảo vệ cơ thể.
Biến chứng thần kinh, bệnh động mạch ngoại biên có thể khiến bạn phải đoạn chi
Trung bình mỗi năm có khoảng 12 – 15 bệnh nhân đái tháo đường (trong số 100.000 ca bệnh) phải phẫu thuật cắt cụt chân do ảnh hưởng của bệnh động mạch ngoại biên. Lý do là bởi các tế bào bị tổn thương, chết đi do thiếu máu tới nuôi chân.
Các cách phòng tránh nguy cơ cắt cụt chân
Với người bệnh đái tháo đường, khi đã gặp biến chứng loét bàn chân sẽ rất khó chữa lành, do đường huyết tăng cao lâu ngày kích hoạt viêm, stress oxy hóa làm tổn thương tế bào thần kinh, gây suy giảm hệ thống miễn dịch. Một số biện pháp sau đây sẽ giúp bạn phòng tránh nguy cơ biến chứng nguy hiểm:
Theo dõi đường huyết: Kiểm tra lượng đường huyết thường xuyên có thể giữ chúng ở mức ổn định. Những người bị đái tháo đường type 1 luôn phải sử dụng máy đo đường huyết thường xuyên trong ngày, trong khi đó người mắc đái tháo đường nói chung (cả type 1, type 2, đái tháo đường thai kỳ) đều nên xét nghiệm máu, kiểm tra đường huyết sau mỗi 3 tháng.
Duy trì cân nặng ổn định: Duy trì cân nặng ổn định bằng các chế độ dinh dưỡng lành mạnh sẽ giúp ổn định đường huyết, đặc biệt là với người bị đái tháo đường type 2.
Tập thể dục thường xuyên: Tập thể dục, hoạt động thể chất thường xuyên trong 30 phút, 5 lần/tuần sẽ giúp ngăn ngừa các biến chứng đái tháo đường. Tuy nhiên, những người có nguy cơ biến chứng thần kinh cao cần trao đổi trước với bác sỹ để chọn ra các bài tập phù hợp.
Cẩn thận các dấu hiệu biến chứng thần kinh: Người bệnh đái tháo đường cần chú ý phát hiện sớm các dấu hiệu biến chứng thần kinh để có biện pháp xử lý kịp thời.
Chăm sóc, kiểm tra chân, bàn chân hàng ngày: Điều này sẽ giúp bạn phát hiện các vết thương hay nhiệt độ bàn chân nóng/lạnh bất thường. Người bị biến chứng thần kinh, bệnh động mạch ngoại biện có thể không cảm thấy đau đớn ở chân, chính vì vậy việc kiểm tra hàng ngày là rất quan trọng.
Bảo vệ đôi chân: Chọn giày và tất vừa vặn, cũng như cẩn thận khi rửa và lau khô chân sẽ giúp bạn hạn chế các nguy cơ nhiễm trùng, viêm nhiễm bàn chân.
Vi Bùi H+ (Theo Medicalnewstoday)
Gợi ý thực phẩm chức năng Hộ Tạng Đường chứa thành phần chính gồm Mạch môn, Hoài sơn, Câu kỷ tử, Nhàu giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa biến chứng đái tháo đường trên thần kinh, tim mạch,…
Bình luận của bạn