Hiểu về làm sáng da với cysteamine

Lưu ý gì khi thoa cysteamine để làm đều màu da

Cách làm mờ sẹo và sáng da

Mẹo chăm sóc da đơn giản và tiết kiệm thời gian cho nam giới

5 công thức đơn giản từ nghệ giúp khỏe, đẹp tại nhà

5 thành phần cải thiện làn da không đều màu do tăng sắc tố

Cysteamine là gì?

Cysteamine là một acid amin được tìm thấy tự nhiên trong cơ thể giúp ức chế sản xuất sắc tố melanin trong da. So với các thành phần chăm sóc da khác, cysteamine ở dạng tổng hợp sẽ dễ dung nạp và an toàn hơn trong điều trị chứng tăng sắc tố da và làm sáng màu da.

Cysteamine ban đầu được phát hiện ở cá, gần đây mới được đưa vào sản phẩm chăm sóc da tại chỗ. Nhiều hãng mỹ phẩm đang bắt đầu sản xuất các loại kem và serum chứa cysteamine. Rachel Roff (chuyên gia thẩm mỹ và là người sáng lập dòng sản phẩm chăm sóc da Urban Skin Rx) cho biết, cysteamine ngày càng được dùng phổ biến do hiệu quả làm mờ các vết tăng sắc tố cứng đầu trong khi vẫn là một thành phần dịu nhẹ hơn so với hydroquinone (hydroquinone được kê đơn để điều trị nám, tăng sắc tố da trong thời gian ngắn và cần được bác sĩ kiểm soát).

Theo bác sĩ da liễu Dendy Engelman tại New York, Mỹ, cysteamine được hầu hết các loại da dung nạp tốt nên là chất làm sáng da được nhiều người ưa chuộng. Đồng thời, cysteamine có hiệu quả trong việc làm giảm sắc tố dư thừa trên da (như tăng sắc tố sau viêm, nám và tàn nhang) do đó giúp các vùng da này trở lại tông màu tự nhiên, chống lại các gốc tự do gây hại cho da, giúp làm chậm và ngăn ngừa các dấu hiệu lão hóa sớm.

Cysteamine hoạt động như thế nào?

Theo chuyên gia Rachel Roff, thoa cysteamine lên da giúp làm đều màu da bằng cách giảm lượng L-cystine hay cystine trong da từ đó giúp giảm quá trình tổng hợp melanin, chống lại các đốm đen và chứng tăng sắc tố da.

Đặc biệt, điểm khiến cysteamine khác biệt với các chất làm sáng da khác là cysteamine có tác dụng đối với tất cả các loại sắc tố (thậm chí là nám cứng đầu và do nội tiết tố gây ra), các loại da và tông màu da, khiến đây trở thành phương pháp điều trị chống sắc tố được sử dụng rộng rãi hơn cả. Cysteamine thậm chí còn hoạt động tốt trên làn da có nhiều sắc tố hơn một chút.

Cysteamine so với Hydroquinone

Ai không nên dùng cysteamine?

Ai không nên dùng cysteamine?

Thông thường, người bị tăng sắc tố da chỉ có thể dùng hydroquinone trong thời gian giới hạn và dưới sự kiểm soát của bác sĩ da liễu bởi có thể có một số độc tố tiềm ẩn. Hydroquinone có xu hướng làm sáng tất cả vùng da mà nó tiếp xúc, điều này có thể dẫn đến da không đều màu sau điều trị. Ngoài ra, nó không phù hợp với phụ nữ mang thai, người đang cho con bú và người mắc bệnh bạch biến.

Mặc dù so với cysteamine, hydroquinon mạnh hơn và mang lại kết quả nhanh hơn, nhưng có thể gây kích ứng da, gây khô và đỏ, không phù hợp với làn da nhạy cảm. Cysteamine có thể mua không cần kê đơn, nhẹ nhàng hơn trên da và thường được hầu hết các loại da dung nạp tốt, đặc biệt là người có làn da nhạy cảm hoặc khô muốn cải thiện chứng tăng sắc tố da một cách dịu nhẹ nhưng hiệu quả.

Ngoài ra, nếu hydroquinon là một chất tẩy trắng thì cysteamine là một chất điều chỉnh sắc tố nên sẽ làm đều màu da chứ không chỉ làm sáng da và hoàn toàn không độc hại. Nhưng để cysteamine phát huy hiệu quả, nó cần được pha chế với nồng độ ít nhất là 5%.

Cách sử dụng cysteamine

Không nên thoa cysteamine và giữ trên da trong cả ngày. Bạn nên đọc kỹ hướng dẫn để có thời gian sử dụng chính xác như buổi sáng hoặc tối. Cysteamine hoạt động hiệu quả trên da chưa rửa sạch (ngay cả khi da đang nhiều bụi bẩn và có lớp trang điểm). Khi có một ít dầu trên da, cysteamine sẽ ít gây kích ứng hơn. Sau khi thoa kem hoặc serum chứa cysteamine, bạn hãy để yên trong 15 phút trước khi rửa sạch.

Ngoài trên mặt, cysteamine cũng có thể được sử dụng làm sáng các vùng da khác của cơ thể, thậm chí ở môi. Để giảm thâm môi, bạn nên thoa cysteamine và giữ trên môi tối đa 5 phút trong vài tuần đầu để tránh kích ứng.

Thông thường, cysteamine không tác động hoặc chống lại các thành phần chăm sóc da khác. Nhưng để an toàn hơn, bạn vẫn nên ngừng sử dụng các hoạt chất khác (như retinol và chất tẩy tế bào chết) trong vài tuần đầu thoa cysteamine cho đến khi da đã quen với cysteamine. Kem dưỡng ẩm và kem chống nắng vẫn được dùng bình thường. Nếu da bị kích ứng sau thoa cysteamine, bạn hãy ngưng dùng trong vài ngày, sau đó bắt đầu lại.

Sử dụng cysteamine bao lâu có hiệu quả?

Nhìn chung, cysteamine có hiệu quả thiên về làm đều màu da chứ không phải tẩy trắng da. Khi được sử dụng nhất quán, cysteamine sẽ làm mờ vết tăng sắc tố trong vài tuần. Bạn sẽ thấy rõ sự khác biệt sau khoảng 6-8 tuần, đặc biệt là sau khoảng 12-16 tuần. Các vùng da tối màu lâu năm sẽ mất nhiều thời gian hơn để mờ đi.

Để đạt kết quả tốt nhất, bạn nên kết hợp dùng cysteamine với các phương pháp điều trị làm sáng da tại các bệnh viện, phòng khám da liễu (như công nghệ laser, lăn kim).

 
Nguyễn Thanh (Theo Instyle)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Kinh doanh - Tiêu dùng