Rắn độc cắn có thể gây nguy hiểm đến tính mạng cho nạn nhân
Nằm võng bị rắn cắn, một bé trai tử vong
Bé gái 2 tuổi bị rắn cắn suýt chết
Vụ em bé 2 tuổi bị rắn cắn nguy kịch: Bộ trưởng giúp đỡ
"Cây lạ" chữa rắn cắn
Rắn là loài bò sát đáng sợ với con người. Một số loại rắn không có nọc độc hoặc độc tố thấp như rắn bùn, rắn hoa cỏ... nhưng cũng có nhiều loại rắn có độc tố cực mạnh, có thể giết chết một con trâu chỉ trong vài phút như rắn hổ mang hoặc rắn đuôi chuông.
Sơ cứu đúng cách khi bị rắn độc cắn là điều quan trọng giúp bệnh nhân giữ được tính mạng
Chúng ta thường cảm thấy sợ hãi và lo lắng khi bị rắn cắn hoặc có người thân bị rắn cắn. Có bao giờ bạn nghĩ rằng mình phải cấp cứu cho một người thân bị rắn cắn hoặc sơ cứu cho chính bản thân mình? Dưới đây là những điều bạn cần phải làm ngay khi bản thân hoặc người thân bị rắn cắn.
Những điều cần làm ngay:
- Cố gắng xác định loại rắn độc đã tấn công.
- Gọi cấp cứu ngay lập tức.
- Nạn nhân nên giữ bình tĩnh và không được tự di chuyển để tránh cho nọc độc di chuyển nhanh chóng trong cơ thể qua đường máu.
- Tháo toàn bộ đồ trang sức và cắt/cởi bỏ quần áo ở khu vực bị rắn cắn trước khi nó sưng lên.
- Nặn máu độc ra ngoài cho tới khi máu tươi chảy ra là được.
- Rửa sạch vết thương một lần, không xả lại bằng nước. Che vết thương bằng vải sạch, khô. Nếu không có xe cấp cứu hoặc quá lâu, nên đưa nạn nhân tới bệnh viện gần nhất để được điều trị kịp thời.
- Theo dõi người bệnh, đề phòng các triệu chứng liệt, dừng hô hấp, ngừng tim nếu có.
Những điều cần tránh:
- Không sử dụng garo hoặc chườm đá nếu không biết cách sử dụng, đề phòng hoại tử vết thương.
- Không hút nọc độc rắn ra bằng miệng.
- Không dùng gạc lạnh đặt lên vết cắn.
- Không cho nạn nhân dùng bất cứ loại thuốc nào khi không được bác sỹ chỉ định.
- Không được chữa mẹo.
- Không uống rượu, các chất kích thích, không đổ rượu vào vết thương, để ngăn cản độc tố di chuyển nhanh hơn trong máu.
Bình luận của bạn