Cách xử trí phỏng nước do thủy đậu

Trẻ nhỏ bị thủy đậu có biểu hiện sốt, đau đầu và phát ban dạng phỏng nước

Ca mắc thủy đậu ở Hà Nội gia tăng, phòng bệnh cho trẻ thế nào?

Infographic: 5 khuyến cáo của Bộ Y tế để phòng tránh thủy đậu

Mắc thủy đậu phải kiêng những gì?

Thủy đậu vào mùa, phòng bệnh cho trẻ thế nào?

Triệu chứng do thủy đậu

Thủy đậu là bệnh dễ lây truyền; tỷ lệ lây nhiễm lên đến 90% ở những người chưa có miễn dịch. Bệnh thường xuất hiện thành dịch ở trẻ em lứa tuổi đi học. Tác nhân gây thủy đậu là virus Varicella zoster.

Người bệnh có khả năng lây cho người khác khoảng 48 giờ trước khi xuất hiện ban, trong giai đoạn phát ban (thường kéo dài 4-5 ngày), và cho đến khi ban đóng vảy. Vì vậy, cha mẹ khi phát hiện trẻ có nguy cơ mắc thủy đậu cần cho trẻ nghỉ học, cách ly tại nhà, tránh tiếp xúc với anh chị em, người chưa có miễn dịch với thủy đậu.

Sau 10-21 ngày tiếp xúc với virus thủy đậu, người bệnh có biểu hiện mệt mỏi, sốt trên 37,5 độ. Sau đó, ban trên da xuất hiện đầu tiên ở mặt và thân, nhanh chóng lan ra tất cả các vùng da khác trên cơ thể.

Phỏng nước thủy đậu dễ để lại sẹo lõm nông

Phỏng nước thủy đậu dễ để lại sẹo lõm nông

Ban đầu, tổn thương có dạng mẩn đỏ, tiến triển đến phỏng nước trong vòng vài giờ đến một vài ngày. Sau đó vài ngày, các nốt phỏng trở nên đục. Nốt phỏng bị vỡ sẽ đóng vảy, để lại một sẹo lõm nông.

Điều trị thủy đậu ở người miễn dịch bình thường chủ yếu là điều trị hỗ trợ, bao gồm hạ nhiệt và chăm sóc tổn thương da. Điều trị kháng virus có tác dụng giảm mức độ nặng và thời gian bị bệnh, đặc biệt có chỉ định đối với những trường hợp bị suy giảm miễn dịch.

Lưu ý quan trọng khi mắc bệnh thủy đậu

Một số biến chứng bệnh thủy đậu có thể gây nguy hiểm như: Nhiễm khuẩn da, viêm não, viêm phổi... Phổ biến nhất là bội nhiễm do các vết mụn nước vỡ ra, không được vệ sinh đúng cách dẫn đến chảy máu bên trong, nhiễm trùng. Vì vậy, cả người lớn lẫn trẻ nhỏ bị thủy đậu đều cần vệ sinh thân thể, thay quần áo hàng ngày; Bôi thuốc sát trùng, dùng kháng sinh theo chỉ định nếu có dấu hiệu bội nhiễm.

Ngoài ra, các biện pháp điều trị hỗ trợ khi mắc thủy đậu gồm:

- Điều trị hạ nhiệt bằng paracetamol. Tuyệt đối không dùng aspirin, ibuprofen để ngăn ngừa hội chứng Reye.

- Dùng thuốc kháng histamin nếu người bệnh ngứa tại nơi tổn thương da.

- Chăm sóc các tổn thương da: Bôi thuốc chống ngứa tại chỗ, ngăn ngừa bội nhiễm vi khuẩn bằng thuốc sát khuẩn tại chỗ (như các thuốc chứa muối nhôm acetat). Lưu ý, chỉ bôi xanh methylen khi nốt phỏng nước của bệnh thủy đậu bị vỡ. Việc này giúp làm se nốt và ngừa bội nhiễm vi khuẩn, sát trùng để nốt phỏng nước khô nhanh.

Cha mẹ không để trẻ cào gãi mụn nước thủy đậu, dễ khiến tổn thương bị bội nhiễm

Cha mẹ không để trẻ cào gãi mụn nước thủy đậu, dễ khiến tổn thương bị bội nhiễm

Thủy đậu diễn biến lành tính, nên việc chăm sóc đúng cách kết hợp với giữ vệ sinh, không cào gãi giúp bệnh khỏi nhanh và không để lại sẹo. Phụ huynh cần cắt tỉa móng tay cho trẻ em bị thủy đậu để tránh việc trẻ làm tổn thương vùng da có nốt thủy đậu.

Ngoài ra, để ngăn ngừa các biến chứng thủy đậu, giải pháp đang được giới chuyên gia đánh giá cao là sử dụng bộ đôi thảo dược “trong uống - ngoài bôi” gồm cốm hòa tan hỗ trợ tăng cường sức đề kháng và gel bôi ngoài da chứa nano bạc (thành phần chính) hỗ trợ sát khuẩn, làm lành nhanh các tổn thương, kích thích tái tạo tế bào da mới.

 

Nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã cho thấy, chỉ cần một lượng nano bạc rất nhỏ cỡ 1mg/L đã tiêu diệt được vô số vi sinh vật gây bệnh mà không gây tình trạng kháng thuốc.

Đặc biệt, theo khảo sát của Tạp chí Kinh tế Việt Nam cho thấy, có tới 96% người dùng hài lòng và rất hài lòng về sản phẩm gel Subạc về tác dụng làm lành nhanh các nốt mụn ngoài da do virus gây ra như thủy đậu, tay chân miệng...

Như vậy, bộ đôi sản phẩm thảo dược này là giải pháp vừa hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, nâng cao hệ miễn dịch từ bên trong, lại giúp các tổn thương trên da nhanh lành, ngăn ngừa sẹo hình thành nên rất phù hợp cho những trường hợp bị thủy đậu hoặc mắc các bệnh ngoài da do virus.

Để phòng ngừa các biến chứng thủy đậu khi điều trị bệnh tại nhà, cha mẹ hãy lưu ý đến chế độ dinh dưỡng và vệ sinh cho trẻ, đồng thời đừng quên cho con sử dụng bộ đôi sản phẩm thảo dược mỗi ngày.

Trang Vũ

 

Bộ đôi “trong uống - ngoài bôi” nhân đôi tác dụng cốm Subạc và gel Subạc

Cốm Subạc chứa thành phần: L-Lysine kết hợp với cao lá Neem, cao lá xoài, cao bạch chỉ, cao nhọ nồi, cao tạo giác thích, vitamin C, kẽm gluconate, kali iodid… hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, giảm triệu chứng và làm lành vết thương. Sản phẩm dùng cho trẻ em và người lớn suy giảm sức đề kháng, có nguy cơ mắc các biểu hiện ngoài da do virus, người bị viêm loét niêm mạc miệng do virus.

Gel Subạc chứa thành phần chính là nano bạc kết hợp với chitosan, dịch chiết neem (xoan Ấn Độ) có tác dụng làm sạch da, kháng khuẩn, chăm sóc và bảo vệ da, làm dịu da khi bị: Rôm sảy, mụn nhọt, zona, viêm da, herpes, thủy đậu, bỏng, bị sưng tấy do muỗi/côn trùng đốt... góp phần kích thích tái tạo tế bào da mới và ngăn ngừa sẹo.

Sản phẩm Cốm Subạc được phân phối bởi Công ty TNHH Dược phẩm Á Âu

Địa chỉ: 171 Chùa Láng, Phường Láng Thượng, Quận Đống Đa, Hà Nội

Liên hệ: 024.38461530 - 028.62647169.

GPQC cốm Subạc: 01329/2019/ATTP-XNQC

Sản phẩm gel Subạc được phân phối bởi Công ty TNHH Mỹ phẩm Spaphar.

Địa chỉ: 173 Chùa Láng, Phường Láng Thượng, Quận Đống Đa, Hà Nội

Liên hệ: 024.37757240.

GPQC gel Subạc: 17/2020/XNQCMP-YTHN

Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh lây nhiễm