Mẹ đã biết cách cai sữa cho bé nhẹ nhàng, hiệu quả?

Mẹ có thể xem xét cho con cai sữa khi thấy việc cho con bú không còn thực sự cần thiết

Thời điểm phù hợp nhất để cai sữa cho bé?

Xa rời bầu sữa mẹ, bé dễ bị bệnh đường hô hấp

4 điều cần nhớ khi cai sữa cho trẻ

Cai sữa đêm: 1 lần hiệu quả liền

Cùng nghe chuyên gia dinh dưỡng Caitlin Reames từ Trung tâm Y tế Sharp Chula Vista (Mỹ) giải thích cách nhận biết khi nào nên cai sữa, cách cai sữa và các thay đổi về thể chất cũng như thay đổi tinh thần mẹ có thể gặp phải:

Khi nào nên cai sữa cho bé?

Theo Học viện Nhi khoa Mỹ, trong vòng 6 tháng đầu đời, trẻ nên được cho bú hoàn toàn bằng sữa mẹ. Sau khoảng thời gian này, mẹ có thể kết hợp cho con bú và ăn dặm ít nhất tới khi bé được 1 tuổi.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng khuyến khích mẹ cho con bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Tuy nhiên, WHO cho rằng mẹ có thể cho con bú kết hợp với ăn dặm tới khi bé được 2 tuổi.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, mẹ có thể cho con cai sữa sớm hơn, đặc biệt đối với những mẹ không may bị dương tính với HIV, mắc bệnh lao hoặc cần hóa trị để điều trị ung thư. Ngoài ra, trẻ cũng cần được cai sữa sớm nếu bé không thể tiêu hóa được đường galactose, một loại đường đơn giản có trong các thực phẩm từ sữa.

Cách cai sữa cho bé nhẹ nhàng, hiệu quả

Mẹ nên cai sữa dần dần, cho bé chuyển sang bú bình nhiều hơn thay vì bú mẹ

Mẹ nên cai sữa cho bé dần dần để cả mẹ và bé có thể làm quen với các thay đổi về thể chất và cảm xúc. Chuyên gia dinh dưỡng Caitlin Reames khuyến cáo bạn nên cai sữa cho con theo những hướng dẫn sau:

- Không chủ động cho con bú, nhưng cũng không từ chối khi con đòi hỏi: Biện pháp này có thể giúp bé cai sữa một cách nhẹ nhàng, nhưng sẽ mất khá nhiều thời gian.

- Bỏ 1 cữ bú mỗi tuần và thay thế bằng cách cho bé bú bình (có thể là sữa mẹ, sữa công thức hoặc sữa bò nếu con bạn đã đủ 1 tuổi). Tiếp tục giảm dần các cữ bú mỗi tuần tới khi con cai sữa hoàn toàn.

- Giảm dần thời gian cho bú: Nếu bé thường bú mẹ trong 10 phút, hãy cắt giảm xuống còn 5 phút/cữ.

- Cố gắng đánh lạc hướng, trì hoãn việc cho bú, đặc biệt nếu bé đã bắt đầu lớn, cứng cáp hơn. Ví dụ, nếu bé đòi bú mẹ, hãy giải thích rằng con phải chờ tới giờ đi ngủ. Bạn có thể nhờ các thành viên khác trong gia đình giúp đánh lạc hướng bé.

- Lên kế hoạch cho bé vui chơi trong khoảng thời gian con thường hay bú mẹ.

- Tránh bắt đầu cai sữa khi con trải qua những thay đổi lớn khác, ví dụ như khi mọc răng, con bị ốm…

Làm sao để giảm dần lượng sữa mẹ?

Nếu cai sữa chậm, cơ thể bạn sẽ tự điều chỉnh và lượng sữa mẹ cũng sẽ dần giảm theo. Nếu dùng máy hút sữa, bạn có thể rút ngắn thời gian hút sữa từ 1 - 2 phút/lần sau mỗi vài ngày, hoặc bỏ hẳn 1 lần hút sữa sau mỗi 2 - 3 ngày.

Làm gì khi bị căng tức sữa?

Nếu bị căng tức sữa, mẹ có thể dùng tay vắt hoặc dùng máy để hút sữa giúp giảm cảm giác căng tức, nhưng không nên hút kiệt sữa. Càng hút ít sữa, cơ thể càng nhanh chóng ngừng sản xuất sữa. Cai sữa từ từ cũng sẽ giúp làm giảm nguy cơ tắc sữa, viêm tuyến vú

Cơ thể mẹ thay đổi thế nào sau khi cai sữa?

Một khi đã cai sữa hoàn toàn, bạn có thể cảm thấy ngực ít căng tức hơn, nhưng cơ thể vẫn có thể tiếp tục sản sinh một lượng sữa nhỏ trong một khoảng thời gian nữa.

Với sự gia tăng trở lại của hormone estrogen sau khi cai sữa, chị em có thể có kinh trở lại. Do đó, bạn nên xem xét sử dụng các biện pháp tránh thai nếu chưa có ý định mang thai lần nữa.

Chú ý tới các thay đổi cảm xúc sau khi cai sữa

Do sự suy giảm của các hormone oxytocin và prolactin, mẹ có thể dễ thấy xúc động, trầm cảm sau khi cho con cai sữa. Do đó, bạn nên thường xuyên tâm sự, trò chuyện với mọi người xung quanh để giải tỏa các cảm xúc tiêu cực.

Vi Bùi H+ (Theo Sharp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ