“Khí cười”: Lạm dụng có thể gây tổn thương thần kinh, rối loạn tâm thần

Lạm dụng "khí cười" có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng với sức khỏe người dùng

Bị rối loạn thần kinh tim kết hợp Đông - Tây y được không?

Người bị rối loạn thần kinh thực vật nên ăn gì, kiêng gì, tập luyện ra sao?

Có dấu hiệu nào cảnh báo rối loạn thần kinh tim?

Bị run tay, uống thuốc đỡ nhưng ngừng lại bị run là sao?

Mới đây, Viện Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai đã hoàn thiện báo cáo đánh giá tác động của khí N2O với sức khỏe con người. Theo đó, N2O còn được gọi là “khí cười” do tác dụng hưng phấn khi hít phải mà chúng gây ra. Đây là lý do khiến ngày càng nhiều người có nhu cầu sử dụng loại khí này như một chất để giải trí.

Với liều lượng vừa phải, có kiểm soát chặt chẽ, N2O hoạt động rất nhanh và tạo ra các tác dụng sinh lý (như giảm đau, hưng phấn, gây ảo giác) trong vòng vài giây sau khi hít vào. Khí cũng có nồng độ đạt cực đại sau khoảng 1 phút, biến mất trong vòng vài phút mà không gây hiệu ứng nôn nao. Người dùng có thể quay lại hoạt động bình thường trong một thời gian ngắn sau khi hít khí N2O. Đây là lý do khiến N2O được ứng dụng nhiều trong y học (cụ thể là làm chất gây mê và  giảm đau), được đưa vào Danh sách các loại thuốc thiết yếu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Tuy nhiên, mối nguy tiềm ẩn của khí N2O tới từ việc sử dụng chúng như một loại chất giải trí, với khả năng tạo ra cảm giác "phê" ngắn hạn. Hầu hết những người dùng N2O để giải trí đều không biết về các độc tính trên não bộ, cũng như khả năng gây tổn thương cấp tính và mạn tính của chúng.

N2O thường được ứng dụng trong y học để gây mê, giảm đau

N2O thường được ứng dụng trong y học để gây mê, giảm đau

N2O có thể gây tổn thương thần kinh

Theo đó, khi lạm dụng N2O, chúng có thể gây rối loạn thần kinh do làm thiếu hụt vitamin B12, khiến các tế bào thần kinh trong cơ thể chết đi. Vitamin B12 có vai trò quan trọng  bởi dưỡng chất là này yếu tố hỗ trợ, có liên quan đến các con đường sinh - tổng hợp acid nucleic, chuyển hóa acid amin trong cơ thể. Do đó, việc lạm dụng “khí cười” có thể dẫn đến tổn thương, thoái hóa thần kinh, với hệ quả là biểu hiện rối loạn tâm thần và chức năng thần kinh ngoại biên.

Một nghiên cứu năm 2019 cho thấy tiếp xúc với N2O không được kiểm soát có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Theo đó, 4% người dùng N2O không thường xuyên có các triệu chứng tổn thương thần kinh, với khoảng 3% người dùng báo cáo dị cảm (cảm giác ngứa ran, tê hoặc như “kim châm” dưới da). Các triệu chứng lâm sàng cấp tính phổ biến nhất bao gồm dị cảm (80%), dáng đi không vững (58%) và yếu chi (43%).

Một nghiên cứu khác cho thấy các biến chứng thần kinh thường xảy ra trong các trường hợp lạm dụng N2O nghiêm trọng hoặc lâu dài, nhưng các triệu chứng có thể xảy ra sau khi tiếp xúc với N2O trong thời gian ngắn ở những người bệnh đồng thời bị thiếu hụt vitamin B12.

N2O và nỗi lo gây rối loạn tâm thần

 

N2O có tác dụng giảm đau thông qua tác động lên các tế bào thần kinh opioid trong não, làm giải phóng các opioid nội sinh trong thân não, ức chế các tế bào thần kinh giải phóng acid gamma-aminobutyric (GABA), làm xoa dịu cảm giác đau.

Các nghiên cứu về tác dụng phụ thuộc vào khu vực của N2O đối với hệ dopamine, noradrenaline… đã giải thích những biểu hiện hưng phấn, triệu chứng loạn thần (hoang tưởng, ảo giác), rối loạn hành vi bốc đồng, hung hăng trên lâm sàng.

Nguy cơ gây nghiện

Một nghiên cứu năm 2015 cho thấy dù được cho là không gây nghiện về mặt thể chất, nhưng sử dụng N2O có thể trở thành thói quen, thậm chí gây lệ thuộc về mặt tâm thần. Sau khi hít vào, N2O mang lại cảm giác “phê”, tạo sự thèm nhớ và muốn tiếp tục sử dụng. Sự dung nạp có thể xảy ra khi sử dụng trong thời gian dài và cần phải tăng dần liều ở những lần sau để đạt được hiệu quả cảm giác tương tự.

Tác động của N2O tới sức khỏe về lâu dài

Việc sử dụng kéo dài, liên tục N2O có liên quan đến các hậu quả mạn tính nghiêm trọng, chẳng hạn như bệnh thần kinh ngoại biên, bệnh tủy và các bệnh do mất myelin, được gọi chung là bệnh đa dây thần kinh khử myelin. Các vấn đề này có thể biểu hiện qua dị cảm, yếu cơ, mất điều hòa vận động, dáng đi không vững. Nếu không được điều trị, các tình trạng này có thể tiến triển tới liệt chi.

Hầu hết người dùng N2O kéo dài (trung bình 300 quả “khí cười”/ngày trong 6 tháng) đều có dấu hiệu của bệnh thần kinh do thiếu hụt vitamin B12. Hơn nữa, sử dụng N2O kéo dài cũng dẫn đến xuất hiện các triệu chứng tâm thần (lo âu, trầm cảm, hưng cảm, loạn thần, rối loạn nhận thức và mê sảng).

Những người lạm dụng N2O cũng có thể có những biểu hiện rối loạn nhận thức chẳng hạn như suy giảm trí nhớ, rối loạn ngôn ngữ, rối loạn tri giác và mê sảng.

 

Một số nghiên cứu báo cáo trường hợp cũng đã chỉ ra nguy cơ tử vong do N2O khi phát hiện những tổn thương hệ hô hấptim mạch. Do đó, nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam đã đưa ra các chính sách và quy định quản lý sử dụng N2O trong lĩnh vực y tế. Theo đó, nhiều quốc gia đều đưa ra quan điểm chung về việc cấm tất cả hoạt động sử dụng oxide nito không dùng cho mục đích y tế.

Tại nước ta, vào ngày 29/8/2023, Bộ Y tế đã đề nghị các địa phương cần giám sát, quản lý chặt chẽ việc sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, sử dụng N2O đúng theo quy định của pháp luật; Xử lý nghiêm các hành vi lạm dụng, sử dụng sai mục đích đối với khí N2O.

Vi Bùi
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Thần kinh