Chuyên gia Mỹ cảnh báo nguy cơ rối loạn nhịp tim khi dùng quá nhiều thực phẩm chức năng cùng lúc
Ai ơi, xin đừng lạm dụng!
Vấn nạn Thuốc và Thực phẩm chức năng giả: Cuộc chiến chưa có hồi kết
Tiềm năng của anthocyanin trong sản xuất thực phẩm chức năng
Quảng cáo thuốc, thực phẩm chức năng & “bài thuốc 3 Đúng”
Mới đây, BS Danielle Belardo – bác sỹ chuyên khoa Tim mạch đến từ California (Mỹ) đưa ra cảnh báo, bà ghi nhận nhiều trường hợp bị rối loạn nhịp tim ở những bệnh nhân tuổi 20. Điểm chung là những người này sử dụng rất nhiều thực phẩm chức năng cùng lúc. Tuy không thể tìm ra được nguyên nhân chính xác, có 2 thành phần là cây cam đắng và ma hoàng, đã được nhiều nghiên cứu lâm sàng chỉ ra mối liên hệ với tình trạng rối loạn nhịp tim.
Bày tỏ sự lo ngại với chuyên trang Insider, BS Belardo cho hay: "Do việc quản lý công thức, độ nguyên chất và dược tính của thảo dược còn nghèo nàn, các bác sỹ không có đủ tài liệu để xác định thành phần nào gây ra vấn đề gì."
Chính quyền Mỹ chưa quản lý chặt chẽ ngành công nghiệp chăm sóc sức khỏe trị giá 1,5 nghìn tỷ đô. Về mặt luật pháp, các nhà sản xuất thực phẩm bổ sung không phải cung cấp bằng chứng về độ an toàn hay hiệu quả của sản phẩm.
Tuy nhiên, từ khi dịch COVID-19 bùng phát, ngày càng nhiều người Mỹ tìm tới thực phẩm chức năng, thực phẩm bổ sung dưỡng chất. BS Martha Gulati – Chủ tịch Hiệp hội Dự phòng bệnh tim mạch Mỹ lo ngại trước thực trạng người dân đặt nhầm niềm tin vào "liệu pháp tự nhiên", cho rằng chúng an toàn hơn dược phẩm được nghiên cứu, bào chế trong phòng thí nghiệm.
Rối loạn nhịp tim thường gặp hơn cả ở tuổi ngoài 60, nhưng người trẻ tuổi vẫn có nguy cơ gặp phải bệnh lý này. Một số thành phần thảo dược được ghi nhận có liên quan tới rối loạn nhịp gồm:
- Ma hoàng và các alkaloid ephedrine: Ephedrine có trong cây ma hoàng, là chất có khả năng kích thích giao cảm, tăng lưu lượng tim và co mạch ngoại vi – hậu quả là khiến tim đập nhanh. Đây là thảo dược cần thận trọng khi sử dụng.
- Cam đắng (bitter orange, tên khoa học citris aurantium): Theo Medicine Net, cam đắng chứa synephrine - thành phần có hoạt tính gần giống ephedrine.
- Dầu cá: Dầu cá cung cấp các acid béo omega-3 cần thiết cho sức khỏe thị giác, xương khớp và tim mạch. Tuy nhiên, nhiều báo cáo ghi nhận, ở liều lượng từ 1gr/ngày trở lên, dầu cá có thể làm tăng nguy cơ rung nhĩ. Dầu cá cũng tương tác với thuốc chống đông máu, làm tăng nguy cơ chảy máu khó cầm.
Một số trường hợp rối loạn nhịp tim cũng được ghi nhận sau dùng thảo dược khác như sâm Ấn Độ ashwagandha. Tuy nhiên, còn cần thêm nhiều nghiên cứu chưa tìm ra cơ chế tác động trực tiếp của chúng với vấn đề tim mạch này.
Tại Mỹ, thực phẩm chức năng được bán tại các nhà thuốc và không cần kê đơn. BS Gulati khuyến cáo người tiêu dùng sáng suốt lựa chọn những sản phẩm sử dụng qua đường ăn uống, và thận trọng với những thông tin được lan truyền trên mạng xã hội.
Bình luận của bạn