Tiềm năng của anthocyanin trong sản xuất thực phẩm chức năng

Anthocyanin có nhiều trong rau củ quả có màu đỏ - tím

Anthocyanin chống ung thư có trong thực phẩm nào?

Anthocyanin - chất chống oxy hóa mạnh mẽ được y học tự cổ chí kim công nhận

Khoai lang tím - nguồn anthocyanin chống gốc tự do

Anthocyanin: Khắc tinh của tế bào ung thư

Ứng dụng của anthocyanin trong công nghiệp

Các sắc tố có trong thực vật như củ dền, quả mọng, củ nghệ thường có một số hoạt tính sinh học như chống oxy hóa, chống viêm – đã được chứng minh có lợi cho người sử dụng. Ví dụ, các sắc tố betalain, curcumin, carotenoid đều giàu các vitamin và khoáng chất. Do hàm lượng được bổ sung vào thực phẩm chức năng không nhiều, các thành phần này chỉ đóng góp giá trị nhỏ vào lợi ích của sản phẩm nói chung.

Tuy nhiên, có một sắc tố tự nhiên có nhiều công dụng nổi bật, được sử dụng nhiều trong thực phẩm bổ sung. Đó là anthocyanin – một hợp chất hữu cơ thơm (phenol) tạo nên nhiều sắc độ màu trong thực vật.

Anthocyanin được chiết xuất từ quả mọng như việt quất

Anthocyanin được chiết xuất từ quả mọng như việt quất

Anthocyanin được chiết xuất từ một số trái cây, rau củ như: Việt quất, mâm xôi, dâu tằm, bắp cải tím, khoai lang tím… Sắc tố này có thể tạo ra từ màu xanh, tím đến hồng, đỏ, thậm chí là màu cam.

Anthocyanin được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp thực phẩm cũng như các sản phẩm chăm sóc sức khỏelàm đẹp. Bánh kẹo và chế phẩm từ sữa là các mặt hàng sử dụng anthocyanin phổ biến nhất. Ngoài ra, anthocyanin chiết xuất từ củ cải đỏ và bắp cải tím cũng được thêm vào xúc xích và sản phẩm từ thịt. Anthocyanin có nguồn gốc từ quả mọng và trái cây cũng xuất hiện trong vô vàn thức uống, nước ép và rượu vang.

Tiềm năng của anthocyanin trong thực phẩm chức năng

Anthocyanin cũng là thành phần phổ biến trong thực phẩm chức năng và nhiều sản phẩm khác

Anthocyanin cũng là thành phần phổ biến trong thực phẩm chức năng và nhiều sản phẩm khác

Xu hướng trên toàn cầu hiện nay là nghiên cứu khai thác tính ưu việt của các hợp chất từ thiên nhiên phục vụ cho các nhu cầu nâng cao cuộc sống của con người. Màu thực phẩm tự nhiên đang dần thay thế chất tạo màu nhân tạo trong ngành công nghiệp thực phẩm và đồ uống. Đặc biệt, màu tự nhiên được ứng dụng rộng rãi trong thực phẩm chức năng và bổ sung dinh dưỡng. Thực tế này đặt ra câu hỏi, liệu phẩm màu tự nhiên có đóng góp giá trị dinh dưỡng nào cho sản phẩm hay không.

Tùy thuộc vào nguồn chiết xuất, anthocyanin có thể đem lại nhiều lợi ích khác nhau. Ví dụ, anthocyanin chiết xuất từ quả cơm cháy (quả elderberry – được sử dụng nhiều ở các nước ôn đới) được dùng trong thực phẩm bổ sung dinh dưỡng dạng kẹo dẻo, viên nang, siro. Anthocyanin chiết xuất từ quả việt quất cung cấp có tác dụng tích cực với sức khỏe não bộ, tim mạch và hệ miễn dịch.

Quả cơm cháy (elderberry) giàu anthocyanin là nguyên liệu trong nhiều sản phẩm thực phẩm bổ sung dinh dưỡng

Quả cơm cháy (elderberry) giàu anthocyanin là nguyên liệu trong nhiều sản phẩm thực phẩm bổ sung dinh dưỡng

Ngoài ra, nghiên cứu chứng minh, anthocyanin có khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ nhờ hạn chế sự hình thành các gốc tự do, đồng thời có lợi cho tim mạch nhờ cải thiện lưu thông máu và làm bền thành mạch.

Trên thế giới, nhu cầu thực phẩm chức năng chứa anthocyanin đang tăng cao bởi các lợi ích sức khỏe trên. Những quốc gia có nhu cầu sử dụng hoạt chất tự nhiên này cao nhất là Mỹ, Vương quốc Anh, Pháp và Trung Quốc – chủ yếu trong sản phẩm sữa, bánh ngọt và đồ uống. Đặc biệt, các quốc gia châu Âu là thị trường tiêu thụ anthocyanin lớn nhất với thị phần 30-35%. Một trong những nguyên nhân là thị hiếu của người tiêu dùng. Chính vì thế, nhiều tập đoàn dược - thực phẩm đa quốc gia đều cho ra mắt các dòng thực phẩm chức năng chứa sắc tố thực vật này.

Vào năm 2021, thị trường anthocyanin toàn cầu được ước tính trị giá khoảng 310 triệu USD (hơn 7.250 tỷ VNĐ). Tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) của mặt hàng này dự kiến đạt 4% trong 5 năm tới (2022 – 2027), khi các sản phẩm dược – thực phẩm sử dụng nguyên liệu từ thiên nhiên được sử dụng rộng rãi hơn ở châu Mỹ Latinh và châu Á – Thái Bình Dương.

Bên cạnh những lợi ích về dinh dưỡng, anthocyanin còn có khả năng tạo màu tốt (có thể điều chỉnh sắc độ bằng độ pH), có thời hạn sử dụng lâu dài, đồng thời bền với nhiệt và nhiệt độ cao.

 
Quỳnh Trang (Theo Nutritional Outlook)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nghiên cứu - Sản xuất