Cảnh giác 8 căn bệnh nguy hiểm không triệu chứng

Dưới đây là 8 căn bệnh nguy hiểm không triệu chứng bạn cần cảnh giác

Tỏi có thể khắc phục tình trạng tăng huyết áp cho người bệnh tim?

Vì sao nấm Chaga tốt cho người bị đái tháo đường, mỡ máu?

Ung thư phổi: Có thể phát hiện sớm tới mức nào?

Lo lắng về chứng loãng xương? Hãy bổ sung nghệ!

Tăng huyết áp

Tăng huyết áp thường được biết đến như một “kẻ giết người thầm lặng” do căn bệnh này không có triệu chứng nhận biết đặc biệt. Tăng huyết áp không được điều trị hợp lý có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm như bệnh tim mạch, đột quỵ. Khám sức khỏe, đo huyết áp thường xuyên là các biện pháp giúp phát hiện bệnh sớm.

Mỡ máu (cholesterol) cao

Cholesterol là một chất dạng sáp, được hình thành trong gan và lưu thông trong máu. Lượng cholesterol xấu (cholesterol LDL) cao có thể gây mỡ máu, hình thành các mảng bám trong động mạch làm động mạch xơ cứng và hẹp hơn. Đây là nguyên nhân chính gây nên các cơn đau tim, đột quỵ.

Mỡ máu cao gây hình thành mảng bám dẫn đến đau tim, đột quỵ

Các cholesterol xấu cũng có nhiều trong các loại thịt đỏ, sữa và các sản phẩm từ sữa giàu chất béo. Tốt hơn hết, bạn nên bổ sung thực phẩm giàu cholesterol tốt HDL, tập thể dục đều đặn để làm giảm nguy cơ mỡ máu cao.

Đái tháo đường

Đái tháo đường là một bệnh mạn tính phổ biến, tiến triển dần theo thời gian nên hầu như không gây ra triệu chứng nào đặc biệt. Khi bạn nhận thấy các dấu hiệu như mắt mờ, hay tê mỏi chân… bệnh đã bước vào giai đoạn phát triển và gây nên một số biến chứng trên cơ thể.

Biện pháp phát hiện đái tháo đường đơn giản nhất là khám sức khỏe, kiểm tra lượng đường huyết thường xuyên, đặc biệt là những người trên 40 tuổi. Phát hiện bệnh sớm sẽ giúp bạn có các biện pháp điều trị kịp thời, ổn định đường huyết hiệu quả.

Ung thư phổi       

Ung thư phổi thường không có triệu chứng cụ thể

Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, mỗi năm, số người tử vong do ung thư phổi còn nhiều hơn cả do ung thư đại tràng, ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt cộng lại. 50% những người bị ung thư phổi chỉ sống thêm được 1 năm sau khi chẩn đoán bệnh. Nguyên nhân là do bệnh thường không có triệu chứng cụ thể, khiến người bệnh chỉ phát hiện bệnh khi đã bước vào giai đoạn nặng.

Để phát hiện sớm bệnh, người bệnh cần chụp CT ngực liều thấp để phát hiện sớm các cục u nhỏ báo hiệu ung thư. Các đối tượng được khuyến cáo nên  chụp CT hàng năm bao gồm: Người lớn trong độ tuổi từ 55 - 80; những người nghiện thuốc lá (có chỉ số “bao thuốc - năm” lớn hơn hoặc bằng 30); những người đang hút thuốc lá hoặc đã bỏ thuốc trong vòng 15 năm cũng nên tầm soát ung thư phổi thường xuyên.


Viêm gan C

Virus viêm gan C có thể ảnh hưởng xấu tới gan, gây xơ gan, suy gan, ung thư gan… dẫn tới tử vong. Tuy nhiên 80% những người bị viêm gan C thường biểu hiện triệu chứng gì trong thời gian đầu. Chính vì vậy, người bệnh có thể lây truyền bệnh qua việc sử dụng chung các đồ dùng vệ sinh cá nhân; truyền máu; ghép tạng… Đi khám định kỳ sẽ giúp tầm soát bệnh viêm gan hiệu quả hơn.

Viêm gan C có thể gây xơ gan, ung thư gan dẫn tới ung thư

Ung thư trực tràng

Hầu hết các triệu chứng bệnh ung thư trực tràng thường khó phát hiện, khiến nhiều người chỉ biết mình mắc bệnh ở giai đoạn muộn. Người bệnh ung thư trực tràng giai đoạn 4 chỉ có tỷ lệ sống sót trong vòng 5 năm tiếp theo là 11%.

Nội soi đại tràng có thể giúp các bác sỹ phát hiện ra các dấu hiệu ung thư và loại bỏ các khối u bất thường này. Tốt hơn hết những người trên 50 tuổi nên tiến hành nội soi đại tràng 10 năm/lần.

HPV

Các nhiễm trùng lây qua đường tình dục thường khá phổ biến và gần như tất cả mọi người đều gặp phải các căn bệnh này ít nhất 1 lần. Ở hầu hết các trường hợp, bệnh không gây ra triệu chứng nghiêm trọng nào và cơ thể sẽ tự hồi phục.

Tuy nhiên, HPV có thể gây ra các thay đổi trong tế bào, dẫn đến ung thư. HPV có liên quan tới 70% các ca ung thư cổ tử cung, 95% ung thư hậu môn, 65% ung thư âm đạo và 35% ung thư dương vật.

Tốt hơn hết bạn nên thảo luận với bác sỹ để tiến hành kiểm tra sức khỏe định kỳ, phát hiện HPV và các dấu hiệu ung thư sớm (nếu có).

Loãng xương

Loãng xương có thể khiến xương trở nên giòn hơn theo thời gian. Bệnh thường chỉ được phát hiện khi bạn bị gãy xương do té ngã. Loãng xương có thể xảy ra do quá trình lão hóa, hút thuốc lá, uống rượu bia, béo phì và sử dụng một số loại thuốc nhất định.

Các chuyên gia khuyến cáo phụ nữ nên bắt đầu tầm soát bệnh loãng xương thường xuyên sau độ tuổi 65. Ngoài ra, bổ sung đủ calci và vitamin D (từ 1.000 - 1.200 mg calci; 800 IU vitamin D/ngày tùy theo độ tuổi) để phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh.

Vi Bùi H+ (Lược dịch theo Livestrong)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh thường gặp