Những thói quen siêu sai lầm của dân văn phòng khi chuyển mùa Xuân Hè

Chăm sóc sức khỏe dân văn phòng cần chú ý phòng bệnh giao mùa Xuân Hè

Những bệnh trẻ dễ mắc khi giao mùa Xuân - Hè

Infographic: Những bệnh giao mùa Xuân – Hè thường gặp

Xử lý nhanh dị ứng lúc giao mùa bằng thực phẩm, gia vị và thực phẩm chức năng

Chú ý bảo vệ sức khỏe trong thời tiết nắng mới giao mùa

Lười vệ sinh nơi làm việc

Giao mùa Xuân Hè là thời điểm các vi khuẩn, virus sinh sôi, nảy nở và lan truyền với mức độ chóng mặt. Những vi khuẩn, virus này hiện diện ở khắp mọi ngóc ngách tại nơi làm việc của bạn và luôn chực chờ gây nhiều bệnh cho con người. Nếu bạn lười lau dọn văn phòng, bàn làm việc, máy tính để bàn hay laptop… thì nguy cơ bị bệnh từ những vi khuẩn, virus này là rất cao.

Không làm thoáng khí văn phòng (bệnh hô hấp)

Mùi hôi, ẩm mốc trong phòng làm việc vào những hôm thời tiết nồm ẩm cuối Xuân không chỉ khiến bạn khó chịu mà còn tiềm ẩn nhiều mầm bệnh gây viêm đường hô hấp trên như: Viêm mũi họng, ho, ngạt mũi, chảy nước mũi…

Hơn nữa, các cửa tại nơi làm việc luôn đóng cộng thêm việc sử dụng máy lạnh, điều hòa nhiệt độ thường xuyên khiến không khí không lưu thông. Hệ hô hấp vốn nhạy cảm nên dễ khó thở, khô họng, ho, ngứa mắt, phát ban da…

Uống ít nước

Thời tiết giao mùa Xuân Hè không quá nóng, không quá lạnh, cùng với việc ngồi lâu trong phòng bật điều hòa nhiệt độ nên dân văn phòng thường ít ra mồ hôi hơn. Tuy vậy, không có nghĩa là bạn sẽ không bị mất nước. Bởi lẽ, mặc dù cơ thể ra ít mồ hôi nhưng vì bạn không uống đủ nước nên việc cơ thể thiếu nước vẫn có khả năng xảy ra. Trong khi đó, khó xác định ai đó đang thực sự đổ mồ hôi hay không vì nhiệt độ trong phòng làm việc lạnh và khô khiến mồ hôi bốc hơi với tốc độ nhanh hơn.

Thêm nữa, thói quen thích uống cà phê trong khi làm và lười uống nước lọc lại càng khiến cho dân văn phòng dễ bị mất nước hơn.

Các dấu hiệu cảnh báo phổ biến nhất và triệu chứng của mất nước bao gồm: Khô miệng, buồn ngủ, khát nước, đi tiểu ít, yếu cơ, mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt và gặp vấn đề tiêu hóa (tiêu chảy/táo bón).

Nếu mất nước tiến triển trong một khoảng thời gian, các triệu chứng mất nước nặng có thể bao gồm: Khát nước, cáu gắt, lú lẫn, miệng và niêm mạc rất khô, mắt trũng, ít mồ hôi/nước mắt, rất ít hoặc không đi tiểu, da kém đàn hồi, hạ huyết áp, tim đập loạn nhịp, sốt, mê sảng...

Ăn uống không vệ sinh

Thời tiết dần nóng lên khiến thực phẩm dễ bị hư hỏng. Hơn nữa, vào giai đoạn giao mùa Xuân Hè, ruồi, muỗi - các tác nhân lây bệnh đường tiêu hóa (tả, thương hàn...) cũng phát triển mạnh khiến nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm cao.

Nhân viên văn phòng dễ bị ngộ độ thực phẩm bởi số lượng vi sinh vật gây bệnh được tìm thấy trên các thiết bị văn phòng như bàn phím, máy in, coppy  rất nhiều, nhiều hơn gấp 5 lần so với nhà tắm. Hơn nữa, thói quen tích trữ đồ ăn tại chỗ làm việc cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ ngộ độc thực phẩm.

Ngồi nhiều (đối với phụ nữ)

Do đặc điểm sinh lý mà “vùng kín” của phụ nữ luôn trong tình trạng ẩm ướt, cộng với việc ngồi lâu một chỗ trong thời tiết giao mùa nồm ẩm, “vùng kín” không được thông thoáng sẽ dễ bị sung huyết do lưu thông kém, tắc nghẽn ở vùng chậu… Hậu quả là chị em văn phòng có nguy cơ cao mắc các bệnh phụ khoa như viêm nhiễm nấm, lạc nội mạc tử cung, suy buồng trứng do buồng trứng bị thiếu oxy.

Biết Tuốt H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh thường gặp