- Chuyên đề:
- Cẩm nang phòng bệnh giao mùa
Trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh khi giao mùa
Xử lý nhanh dị ứng lúc giao mùa bằng thực phẩm, gia vị và thực phẩm chức năng
Chú ý bảo vệ sức khỏe trong thời tiết nắng mới giao mùa
Giao mùa xuân hè: Đối phó với bệnh nấm móng
7 màu son "phải có" mùa xuân - hè 2014
Bệnh sốt xuất huyết
Thời tiết giao mùa Xuân - Hè với thời tiết nồm ẩm và nhiệt độ tăng là điều kiện thuận lợi để muỗi phát triển mạnh. Vì vậy, nhiều trẻ dễ bị sốt xuất huyết trong thời điểm này. Khi bị sốt xuất huyết trẻ có các triệu chứng sau: Sốt cao, mệt mỏi, tiêu chảy, viêm họng, nôn...; Trên da trẻ có những chấm đỏ, khi kéo dãn cũng không mất; Trẻ có thể bị đi ngoài phân đen do xuất huyết tiêu hóa.
Để giảm thiểu nguy cơ sốt xuất huyết cho trẻ, cha mẹ nên: Cho bé ngủ màn, kể cả ban ngày; Phun thuốc diệt muỗi để đuổi muỗi, vệ sinh nhà cửa sạch sẽ...
Khi bé bị sốt xuất huyết, cha mẹ tuyệt đối không tự ý truyền dịch cho trẻ vì có thể gây tràn dịch màng phổi.
Cha mẹ cần cảnh giác khi trẻ bị sốt xuất huyết
Tay chân miệng
Tay chân miệng là bệnh do Enterovirus gây ra khiến trẻ nổi nốt ở tay, chân, miệng. Bệnh dễ lây qua đường tiêu hóa nên trẻ có thể bị lây bệnh từ các bạn cùng lớp. Tay chân miệng khiến trẻ biếng ăn, tiêu chảy. Nếu trẻ bị nghiêm trọng có thể bị co giật, tim đập nhanh, thở gấp…
Hiện nay chưa có vaccine phòng bệnh tay chân miệng và cũng chưa có thuốc điều trị đặc hiệu bệnh này, nên biện pháp phòng bệnh chủ yếu vẫn là vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường sạch sẽ. Khi thấy trẻ sốt cao, cùng với các triệu chứng tổn thương hệ thần kinh trung ương, cần đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Đau mắt đỏ
Đau mắt đỏ (hay còn gọi là viêm kết mạc) là loại bệnh thường xảy ra trong lúc giao mùa Xuân - Hè. Đau mắt đỏ thường khởi phát đột ngột, lúc đầu ở một mắt sau lan sang mắt bên kia. Bệnh đau mắt đỏ rất dễ mắc, dễ lây lan trong cộng đồng và gây thành dịch. Cho đến nay chưa có vaccine phòng bệnh, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và trẻ bị đau mắt đỏ rồi vẫn có thể bị nhiễm lại chỉ sau vài tháng khỏi bệnh.
Để phòng tránh đau mắt đỏ cho trẻ, cha mẹ cần vệ sinh mắt hàng ngày cho trẻ bằng nước muối sinh lý. Nên hạn chế cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc người nghi đau mắt đỏ...
Trẻ nhỏ là đối tượng có nguy cơ lây nhiễm đau mắt đỏ cao hơn người lớn
Bệnh cảm cúm
Thời tiết thay đổi khi giao mùa khiến trẻ dễ bị cảm cúm. Nếu không điều trị cảm cúm đúng, trẻ có thể gặp một số biến chứng nghiêm trọng về tim mạch, hô hấp. Trẻ bị cảm cúm thường có các dấu hiệu sau: Chảy nước mũi hoặc ngạt mũi, ngứa hoặc đau họng, ho, hắt hơi, chảy nước mắt, sốt...
Để phòng cảm cúm cho trẻ cha mẹ cần thực hiện một số điều sau: Trang phục của trẻ cần được thay đổi phù hợp với thời tiết; Khuyến khích trẻ tham gia hoạt động thể thao để có cơ hội hít thở không khí trong lành, tăng cường trao đổi chất; Đối với trẻ những tháng đầu đời thì hãy cho con bú sữa mẹ; Trẻ bắt đầu ăn dặm được thì nên bổ sung nhiều rau, hoa quả và cho trẻ ăn chín; Chú ý tới giấc ngủ của trẻ, đảm bảo trẻ ngủ trong môi trường thoáng gió và thoải mái...
Trẻ em rất dễ bị cảm cúm, nhất là vào những lúc thời tiết thay đổi
Ngộ độc thực phẩm
Giao mùa Xuân - Hè là thời điểm dễ xảy ra ngộ độc thực phẩm, nhất là với trẻ nhỏ vì sức đề kháng kém. Khi bị ngộ độc thực phẩm trẻ thường có các biểu hiện như nôn ói, đau bụng và tiêu chảy. Các triệu chứng thường xuất hiện sau khi ăn thức ăn bị nhiễm độc từ 1 giờ đến 3 ngày. Tùy theo tác nhân gây ngộ độc mà triệu chứng nôn mửa hay tiêu chảy sẽ nhiều hơn.
Để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm cho trẻ, các bậc cha mẹ nên bảo đảm thức ăn an toàn và hợp vệ sinh, nấu chín thức ăn. Bảo quản thức ăn đã nấu cẩn thận, tốt nhất là giữ thức ăn lạnh. Hâm nóng kỹ lại thức ăn trước khi ăn để tiêu diệt các vi khuẩn mới nhiễm. Tạo thói quen cho trẻ và người chăm sóc rửa tay cho trẻ trước khi ăn...
Bình luận của bạn