Chăm sóc sức khỏe vào mùa Đông đừng quên chống mất nước!
Đừng nhầm lẫn tăng natri máu và mất nước!
Ngày nắng nóng đừng nên uống 3 loại nước này!
6 dấu hiệu cảnh báo tình trạng mất nước bạn cần biết
Không uống đủ nước: Người già dễ mắc nhiều bệnh
Mất nước là tình trạng lượng nước bị đào thải khỏi cơ thể cao hơn (qua đường mồ hôi, nước tiểu, hô hấp...) so với lượng nước cơ thể nhập vào. Sự mất cân bằng này sẽ phá vỡ sự cân bằng của các nồng độ muối, khoáng chất và lượng đường trong máu từ đó gây cản trở hoạt động bình thường của cơ thể và gây nhiều tác hại.
Con người thường ít ra mồ hôi hơn vào thời tiết lạnh. Tuy vậy, không có nghĩa là bạn sẽ không bị mất nước. Bởi lẽ, mặc dù cơ thể ra ít mồ hôi nhưng vì bạn không uống đủ nước khi trời lạnh nên việc cơ thể thiếu nước vẫn có khả năng xảy ra. Trong khi đó, khó xác định ai đó đang thực sự đổ mồ hôi hay không vì không khí lạnh hơn và khô khiến mồ hôi bốc hơi với tốc độ nhanh hơn.
Bên cạnh đó, khi nhiệt độ giảm đột ngột, các mạch máu co lại khiến máu không thể lưu thông một cách tự do, do đó, bàn tay, bàn chân, mũi và thậm chí tai cũng cảm thấy lạnh. Khi đó, cảm giác khát bị lấn át, mặc dù thực tế có thể không phải như vậy.
Ngoài ra, mỗi người đều mất đi một lượng hơi nước nhất định qua đường hô hấp. Khi nhiệt độ giảm, lượng hơi nước này có xu hướng mất nhiều hơn. Thực tế, lượng hơi nước thoát ra qua đường hô hấp tăng lên đến 5ml/giờ khi hít thở trong không khí lạnh, khô, trong khi ở điều kiện bình thường, lượng hơi nước mất đi vào khoảng 250 - 350ml/ngày. Minh chứng rõ nét nhất là vào mùa Đông, người ta có thể nhìn thấy hơi thở của mình bốc hơi - đó chính là hơi nước bốc ra từ cơ thể.
Đặc biệt, uống cà phê hay rượu để giữ ấm cũng khiến cơ thể mất nước nhanh hơn.
Các triệu chứng điển hình của mất nước
Các dấu hiệu cảnh báo phổ biến nhất và triệu chứng của mất nước bao gồm: Khô miệng, buồn ngủ, khát nước, đi tiểu ít, yếu cơ, mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt và gặp vấn đề tiêu hóa (tiêu chảy/táo bón).
Nếu mất nước tiến triển trong một khoảng thời gian, các triệu chứng mất nước nặng có thể bao gồm: Khát nước, cáu gắt, lú lẫn, miệng và niêm mạc rất khô, mắt trũng, ít mồ hôi/nước mắt, rất ít hoặc không đi tiểu, da kém đàn hồi, hạ huyết áp, tim đập loạn nhịp, sốt, mê sảng...
Ngoài ra, bạn có thể kiểm tra tình trạng mất nước qua sự đàn hồi của da tay như trong infographic dưới đây:
Xem tiếp để tìm hiểu bí quyết ngăn ngừa mất nước vào mùa Đông
Bí quyết ngăn ngừa mất nước vào mùa Đông
Khi nào bạn cần gặp bác sỹ?
Mất nước khá thường gặp và trong một số trường hợp, tình trạng mất nước có thể cực kỳ nguy hiểm nếu không được điều trị. Bạn nên đi khám bác sỹ ngay nếu nằm trong những trường hợp sau đây: Sốt, tiêu chảy hơn 2 ngày, giảm lượng nước tiểu, lơ mơ, giảm nhận thức, cơ thể mệt mỏi, mất khả năng tập trung, ngất xỉu, đau ngực hoặc đau bụng.
Bình luận của bạn