Giữ dinh dưỡng cho thực phẩm

Nấu ăn ngon chưa đủ, phải giữ được giá trị dinh dưỡng mới cần thiết

Cách chế biến khoai tây chiên để giảm nguy cơ ung thư

Chế biến rau củ đúng cách để không hao hụt dưỡng chất

Chế biến sứa biển đúng cách để phòng ngộ độc

Mẹo loại bỏ chất độc khi chế biến thực phẩm

Theo Huffingpost, có nhiều yếu tố tác động đến lượng chất dinh dưỡng của thực phẩm. Cách chế biến, nấu chín, thậm chí đặc điểm hệ tiêu hóa của mỗi người cũng ảnh hưởng đến lượng dinh dưỡng mà bạn hấp thu được từ thực phẩm. Có một số sai lầm nhiều người thường mắc phải khi nấu ăn đã làm giảm giá trị dinh dưỡng của thực phẩm, chẳng hạn như:

Phụ gia cho rau trộn

Nước sốt hay các thành phần phụ ít béo cho món rau trộn được đánh giá là tốt cho sức khỏe. Không những thế, ngay cả một số loại gia vị chứa chất béo khi trộn vào rau cũng giúp bạn cảm thấy mau no và dễ chịu hơn. Vì thế đừng ngại thêm các loại gia vị vào rau trộn, điều quan trọng là chọn các loại phụ gia đảm bảo vệ sinh an toàn.

Trà

Một số nghiên cứu cho thấy việc thêm sữa vào trà làm mất đi một số lợi ích cho tim mạch vốn có của loài thực vật này. Nếu muốn tăng vị ngọt, thay vì dùng đường, hãy cho một ít nước trái cây vào trà vì vitamin C có trong quả chín giúp tăng cường các dưỡng chất có trong trà.

Tỏi

Tỏi sau khi nghiền hoặc giã, không nên sử dụng để chế biến ngay mà hãy để yên trong khoảng 10 phút. Đó là thời gian lý tưởng để tỏi tạo ra enzyme allicin, khi bạn ăn vào cơ thể sẽ giúp giảm nguy cơ các bệnh liên quan đến tim mạch.

Tỏi sau khi nghiền hoặc giã nên để 10 phút rồi mới sử dụng

Cà rốt 

Cắt nhỏ cà rốt khiến nhiều chất dinh dưỡng dễ hòa tan vào nước hoặc bốc hơi hết. Do đó, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên, cà rốt sau khi rửa và gọt vỏ, bạn nên nấu nguyên củ, đợi đến khi cà rốt chín rồi mới cắt nhỏ để vừa miệng ăn. Nghiên cứu cho thấy cách nấu này giúp giữ lại được nhiều chất caroten có trong đó.

Lê, táo

Một số người thường thích ăn lê, táo còn ương vì nó có độ giòn ngọt vừa phải. Tuy nhiên các chuyên gia dinh dưỡng khuyên nên để cho trái cây chín rồi mới ăn. Quá trình chín sẽ làm phân hủy các chất diệp lục trong lê, táo chín nhưng bù lại nó tạo ra nhiều chất chống oxy hóa có lợi cho cơ thể hơn.

Táo, lê chín có nhiều chất oxy hóa có lợi cho cơ thể

Mù tạt

Mù tạt dùng để chấm hải sản hoặc thêm vào nước sốt, rau trộn hay bánh mì. Nếu bạn quan tâm tới khả năng giảm viêm và nguy cơ mắc bệnh ung thư, hãy chọn ăn loại mù tạt vàng. Tuy rẻ nhưng loại mù tạt vàng mang lại nhiều lợi ích vì nó chứa một hợp chất curcumin (là hoạt chất có trong nghệ) không chỉ tạo màu vàng cho mù tạt mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe.

Nhặt bỏ lá rau

Một số bà nội trợ có thói quen nhặt bỏ phần lá khi chế biến rau muống, rau nhút... Đây là việc làm sai lầm và lãng phí bởi lượng vitamin có trong lá rau hay thân, cọng cũng nhiều như nhau.

Rửa rau 3 nước là sạch

Theo TS. Phan Thanh Tâm - Viện Công nghệ Sinh học thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội: Nếu nghĩ chỉ cần nhặt rau sạch và rửa qua 3 nước trong chậu là có thể loại bỏ hết tất cả các chất bẩn, vi khuẩn có trong rau quả là hoàn toàn sai lầm. Với cách rửa đó khó có thể loại bỏ được tối đa các tạp chất bẩn như đất, rác, ký sinh trùng hay vi sinh vật và các hợp chất hoá học như thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật... mà mắt thường không nhìn thấy.

Rửa rau 3 nước khó có thể loại bỏ được tối đa các tạp chất bẩn

Rửa nấm hương quá sạch hoặc ngâm nước

Trong nấm hương chứa ergosterol, sau khi tiếp nhận ánh sáng mặt trời sẽ chuyển thành vitamin D. Nhưng nếu trước khi ăn rửa quá sạch hoặc ngâm trong nước quá lâu sẽ làm tổn thất rất nhiều thành phần dinh dưỡng. Khi nấu nấm hương cũng không thể dùng nồi sắt hay nồi đồng, tránh làm mất chất dinh dưỡng.

Chần qua rau rồi nấu cho an toàn

Thạc sỹ Nguyễn Mỹ Linh - Bộ môn Rau và Cây gia vị, Viện Nghiên cứu rau quả Việt Nam, cho biết, thói quen rửa và chần qua rau rồi mới nấu nhằm bảo đảm vệ sinh vừa đẹp màu khi ăn là không cần thiết, thậm chí là phí. Cách chần này vừa làm giảm vitamin vừa làm mất các chất giúp phòng ngừa bệnh ung thư có trong rau.

Ăn cái… bỏ nước

Khi xào rau, đại đa phần dinh dưỡng ở trong rau đều “hoá giải” vào hết trong nước, không uống thật là đáng tiếc.

Mướp đắng, giá đỗ

Chất đắng acid oxalic trong mướp đắng có thể cản trở sự hấp thụ calci trong thực phẩm. Do đó, trước khi ăn mướp đắng phải luộc qua nước sôi để loại bỏ acid oxalic. Đặc biệt, những trẻ nhỏ cần phải bổ sung nhiều calci không nên ăn quá nhiều mướp đắng.

Giá đỗ có vị ngon, bổ dưỡng, giàu dinh dưỡng, nhưng khi ăn nhất định phải nấu chín. Nếu ăn sống không nên ăn quá nhiều. Ăn nhiều giá đỗ sống dễ làm xuất hiện các triệu chứng khó chịu như buồn nôn, tiêu chảy, chóng mặt…

Trên đây là một số sai lầm mà nhiều người thường mắc phải khi chế biến thực phẩm. Nếu những thói quen này duy trì trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến sự hấp thu chất dinh dưỡng của cơ thể. Thời gian kéo dài, sự hấp thu chất dinh dưỡng không đủ có thể gây tác hại đối với sức khỏe của con người.

Đỗ Ngoan H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp