Bổ sung protein đầy đủ giúp giảm tác dụng phụ và tăng hiệu quả điều trị ung thư
Cảnh báo 4 loại thực phẩm dễ gây ngộ độc nếu để qua đêm
Trà hoa nhài phòng chống ung thư?
Uống cà phê giúp giảm nguy cơ mắc ung thư biểu mô tế bào gan?
Đau lưng dưới: Cẩn thận dấu hiệu ung thư thận
Đảm bảo dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư
Hiện nay nhiều người cho rằng ăn uống đầy đủ sẽ làm cho khối u phát triển nhanh hơn. Đây là quan điểm hoàn toàn phản khoa học.
Bởi, khối u ác tính làm thay đổi chuyển hóa bình thường của cơ thể, làm cơ thể tiêu hao năng lượng nhiều hơn, các tế bào, mô của cơ thể bị phá hủy, bao gồm cả các khối cơ. Nhiều bệnh nhân không thể theo hết được các liệu pháp điều trị do cân nặng và thể lực bị suy giảm trầm trọng. Điều này ảnh hưởng lớn tới hiệu quả điều trị và làm giảm thời gian sống của người bệnh. Đồng thời, nó cũng làm tăng tỷ lệ biến chứng, nhiễm trùng và dẫn đến tử vong. Do đó, những bệnh nhân ung thư đang điều trị thường ăn uống kém nên càng cần chú trọng đến chế độ dinh dưỡng.
Vì sao người bệnh ung thư cần bổ sung protein?
Chế độ ăn dành cho bệnh nhân ung thư không quá khắt khe, càng đa dạng càng tốt. Nhưng để có đủ sức khỏe cho quá trình điều trị, chuyên gia khuyến cáo tổng lượng calorie (calo) hàng ngày nên cao hơn 20% so với lúc chưa bị bệnh, trong khi lượng protein nên được tăng lên 50%. Calo được hình thành từ các chất chính: Carbohydrate (carb), protein (chất đạm), chất béo.
Trong đó, protein là hợp chất hữu cơ đặc biệt, thành phần không thể thiếu của mọi cơ thể sống. Nó cung cấp cho cơ thể từ 10 - 15% năng lượng sống và là hợp chất cần thiết để cơ thể sinh trưởng và phát triển. Ngoài ra, protein cũng chiếm tới trên 50% khối lượng khô của tế bào và là vật liệu cấu trúc của tế bào. Chúng đóng vai trò cốt lõi của cấu trúc nhân, của mọi bào quan, đặc biệt là hệ màng sinh học có tính chọn lọc cao. Chính vì vậy, protein có vai trò quan trọng trong tăng cường cơ bắp, kiểm soát cân nặng... Những bệnh nhân ung thư sau phẫu thuật, hóa trị hay xạ trị, cũng cần bổ sung protein để sửa chữa các mô bị hư và tăng cường hệ miễn dịch. Vì vậy, việc bổ sung protein hợp lý sẽ làm giảm tác dụng phụ và tăng hiệu quả điều trị bệnh.
Thực phẩm giàu protein giúp nâng cao thể trạng cho người bệnh ung thư
Thông thường, một người trưởng thành khỏe mạnh cần 30 calo và 1gr protein/kg trọng lượng cơ thể/ngày. Theo nguyên tắc này, giả sử một người bị ung thư nặng 60kg đang điều trị thì lượng calo nạp vào cơ thể hàng ngày nên tăng từ 1800 calo lên 2160 calo (36 calo cho mỗi kg trọng lượng cơ thể); lượng protein hàng ngày từ 60-90gr (1,5gr protein cho mỗi kg trọng lượng cơ thể), mỗi gram protein là 4 calo.
Lưu ý: Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh ung thư thận yêu cầu “ít protein”
Riêng với bệnh nhân ung thư thận, do tế bào thận tăng sinh bất thường tạo thành khối u, gây suy giảm chức năng thận, nên chế độ ăn uống cần tuân theo nguyên tắc ít protein. Lượng protein nạp vào hàng ngày giảm từ 0,6-0,8gr/kg thể trọng để tránh tạo ra quá nhiều chất thải nitơ làm tăng gánh nặng cho thận. Nhưng tổng lượng calo hấp thu vẫn không thấp hơn các bệnh nhân ung thư khác.
Nên chọn protein động vật hay protein thực vật?
Chất lượng của một nguồn protein thường được đánh giá bằng giá trị sinh học (Biological value – BV). Giá trị sinh học càng cao thì chất lượng càng cao, tương ứng với lượng nitơ thải càng nhỏ, được cơ thể hấp thu và sử dụng hiệu quả hơn.
Thông thường, protein động vật có giá trị sinh học cao hơn protein thực vật. Nhưng, các nghiên cứu gần đây cho thấy protein đậu nành có chất lượng tương đương với protein trứng và sữa (trứng 94, sữa 84, đậu nành 74) và cũng là một loại thực phẩm protein có giá trị sinh học cao. Lượng protein hấp thu hàng ngày của bệnh nhân ung thư nên chiếm khoảng 50-75% từ thực phẩm protein có giá trị sinh học cao, trong đó ưu tiên thịt nạc, cá, thịt gia cầm, trứng...
Kết hợp vitamin B6 và acid folic để tăng hiệu quả hấp thu protein
Theo khuyến cáo, lượng protein cần thiết nên được chia đều cho 3 bữa/ngày (kể cả các bữa phụ), tránh tập trung quá nhiều vào 1-2 bữa trong ngày. Để cơ thể hấp thu và sử dụng protein tốt hơn, người bệnh nên kết hợp bổ sung cả vitamin B6 và acid folic (hoặc folate). Vitamin B6 giúp chuyển hóa protein, trong khi acid folic giúp tổng hợp protein. Bản thân các loại thịt rất giàu vitamin B6, vì vậy, bổ sung folate thông qua các loại rau và trái cây là sự lựa chọn lý tưởng.
Tốt hơn hết, người bệnh ung thư nên tham khảo ý kiến của bác sỹ để xây dựng chế độ dinh dưỡng kết hợp với phương pháp điều trị. Có như vậy, người bệnh mới có khả năng chịu đựng và phục hồi trong một quá trình điều trị lâu dài.
Bình luận của bạn