9 dấu hiệu báo động cơ thể đang thiếu folate?

Dấu hiệu cơ thể đang thiếu folate và phân biệt folate với acid folic

Calci, dầu cá và vitamin B: Bộ ba kéo dài tuổi thọ

Thiếu vitamin B12, có nên bổ sung bằng TPCN?

Lợi ích của vitamin B5

Vai trò của Vitamin B9 trong cơ thể

Folate còn gọi là vitamin B9, được biết đến là một trong nhiều loại vitamin thiết yếu cần thiết cho quá trình chuyển hóa trong cơ thể, rất cần để sản xuất tế bào mới, trong đó có hồng cầu, bạch cầu. Folate đặc biệt quan trọng ở giai đoạn phân chia và phát triển của tế bào trẻ sơ sinh và phụ nữ mang thai. Đóng vai trò quan trọng với sự hình thành, phục hồi và tổng hợp nên DNA, cần thiết trong việc nhân đôi DNA và tránh đột biến DNA.

Folate làm giảm lượng homocysteine - chất tạo điều kiện cho vữa xơ mạch vành phát triển nên rất cần thiết cho người bệnh đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim. Folate còn tham gia vào quá trình tổng hợp các chất dẫn truyền thần kinh giúp cho thần kinh hoạt động tốt, phòng ngừa bệnh tự kỷ, rối loạn thái độ ở trẻ. Đặc biệt, khi kết hợp với vitamin B12, folate giúp sản sinh tế bào máu chống bệnh thiếu máu...

Là một vitamin B tan trong nước, B9 có trong các thực phẩm tự nhiên, dược phẩm, thuốc, các loại thực phẩm bổ sung...

Nghiên cứu cho thấy rằng một chế độ ăn các loại thực phẩm giàu folate có thể giúp ngăn ngừa ung thư, bệnh tim, dị tật bẩm sinh, thiếu máu và suy giảm nhận thức. Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu bạn thiếu hụt folate?

Những đối tượng có nguy cơ thiếu folate

Phân biệt folate và acid folic

Folate và acid folic thường được sử dụng thay thế cho nhau, nhưng chúng vẫn có một số khác biệt đáng chú ý.

Trong khi folate là một loại vitamin có trong tự nhiên thì acid folic là một vitamin B tổng hợp được tìm thấy trong các chất bổ sung và thực phẩm tăng cường. Folate được hấp thụ một cách dễ dàng và tự nhiên khi nó được chuyển hóa ở ruột non. Mặt khác, cơ thể muốn hấp thụ acid folic đòi hỏi phải có reductase dihydrofolate - một enzyme tương đối hiếm trong cơ thể.

Folate từ nguồn thực phẩm an toàn không gây nhiều nguy cơ, nhưng bổ sung acid folic có thể gây ra nhiều tác dụng phụ: Tăng nồng độ acid folic unmetabolized trong máu ở nữ giới độ tuổi sinh đẻ; Thay đổi về hormone giới tính; Khó tập trung; Mất ngủ; Thay đổi tâm trạng và sự thiếu hụt chất dinh dưỡng nhất định như vitamin B12.

Mức độ acid folic tăng cao trong máu còn có thể thúc đẩy sự tăng trưởng của các tế bào tiền ung thư và các khối u. Acid folic có thể tương tác với một số loại thuốc và làm nặng thêm tình trạng sức khỏe đề cập ở trên. Ngoài nguy cơ ung thư và các vấn đề tự miễn dịch, bất cứ ai dùng Methotrexate, một loại thuốc dùng để điều trị ung thư và các bệnh tự miễn dịch, có nguy cơ bị bệnh nặng hơn khi uống acid folic. Bệnh nhân đang dùng thuốc điều trị động kinh, bệnh tâm thần cũng hay viêm loét đại tràng cũng không nên uống bổ sung acid folic.

Chính vì vậy, trước khi sử dụng acid folic hãy hỏi ý kiến bác sỹ, dược sỹ và các chuyên gia sức khoẻ.

Biết Tuốt H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp