Chuyên gia chia sẻ 5 nguyên nhân không ngờ khiến bạn bị tiêu chảy

Những nguyên nhân khiến bạn bị tiêu chảy

Làm sao để phòng ngừa tiêu chảy do Rotavirus ở trẻ em?

Ăn nhiều chất xơ có gây tiêu chảy?

Bị tiêu chảy nên ăn gì để nhanh khỏi, mau hồi phục?

Cần lưu ý gì khi cho trẻ bị tiêu chảy sử dụng men vi sinh

Thiếu ngủ

Điều này có thể khiến nhiều người ngạc nhiên nhưng các vấn đề về giấc ngủ lại có liên quan đến tình trạng tiêu chảy mạn tính. Bác sỹ tiêu hóa David Levinthal tại Trung tâm Y tế Đại học Pittsburgh (Mỹ) cho biết, nguyên nhân là do ngủ không đủ giấc thì có thể gây rối loạn chức năng tiêu hóa và dẫn đến tiêu chảy.

Bác sỹ Levinthal còn cho rằng, thiếu ngủ có thể ảnh hưởng đến chức năng ruột do làm thay đổi tín hiệu thần kinh qua lại giữa ruột và não, thay đổi nồng độ hormone trong cơ thể.

Tập luyện cường độ cao

Các bài tập nâng tạ nặng và chạy hoặc đi xe đạp quãng đường dài đôi khi có thể đem đến cho bạn những hậu quả không mong muốn. Khi tập luyện với cường độ cao, bạn đã chuyển máu ra khỏi đường tiêu hóa và tới các cơ, điều này có thể gây đau bụng và tiêu chảy, đôi khi đi ngoài phân lẫn máu.

Bác sỹ Levinthal cho rằng, nguyên nhân của tình trạng này là việc tập luyện cường độ cao ảnh hưởng đến khả năng phân phối, lưu thông máu đến ruột cũng như các chức năng thần kinh điều chỉnh hoạt động ruột.

Phụ nữ đến kỳ kinh nguyệt

Những thay đổi hormone trong kỳ kinh nguyệt có thể khiến phụ nữ bị tiêu chảy

Nếu bạn là phụ nữ và hay bị tiêu chảy thì hãy lưu ý xem liệu tiêu chảy có xuất hiện khi đến kỳ hay không. Bác sĩ Levinthal cho biết, hormone sinh sản thường dao động rất lớn trong suốt chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ và một số trong những hormone này có thể có tác động rất lớn đến sinh lý toàn cơ thể, chẳng hạn như gây đau cơ, kích thích đại trực tràng hoặc tiêu chảy.

Đau cơ xơ hóa

Các chuyên gia cho rằng, có thể có một mối liên hệ giữa các vấn đề về ruột và đau cơ xơ hóa (Fibromyacheia - một tình trạng điển hình của đau cơ xương và mệt mỏi kéo dài). Theo bác sỹ Levinthal, tiêu chảy không phải là một triệu chứng cụ thể của đau cơ xơ hóa, nhưng nhiều bệnh nhân mắc IBS (hội chứng ruột kích thích) thì thường bị đau cơ xơ hóa đồng thời. 

Theo nghiên cứu trong Mayo Clinic Proceedings năm 2015, mối liên hệ giữa đau cơ xơ hóa và IBS có thể là cách cơ thể "xử lý" cơn đau. 

Rối loạn tâm trạng

Các nhà khoa học vẫn đang tìm hiểu thêm về mối liên hệ giữa tâm trạng và hệ tiêu hóa. Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy, những thay đổi tiêu cực ở tâm trạng có thể làm ảnh hưởng đến chức năng đường ruột. Nguyên nhân của hiện tượng này được lý giải là do có rất nhiều sự kết nối thần kinh giữa ruột và não.

Vì vậy, các rối loạn tâm lý kéo dài như lo âu, trầm cảm có thể tác động lớn đến chức năng ruột, chẳng hạn như bị tiêu chảy. Một số phương pháp giúp giảm căng thẳng, lo âu như: trị liệu tâm lý, ngồi thiền cũng có giúp cải thiện sức khỏe ruột.


Nguyên Hương H+ (Theo Healthy)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tiêu hóa