Tại sao phụ nữ thường xuyên căng thẳng hơn đàn ông?

Đảm nhận quá nhiều nhiệm vụ khiến phụ nữ dễ bị căng thẳng hơn đàn ông

7 cách giúp giảm nhanh căng thẳng trong ngày làm việc

Thiền làm giảm căng thẳng và lo âu qua 8 cách

6 nguyên nhân gây căng thẳng trong công việc và cách xử lý

Những nguyên nhân gây căng thẳng không ngờ và cách kiểm soát chúng

Nguyên nhân phụ nữ hay căng thẳng hơn đàn ông

Ngoài những vấn đề như là hoạt động chính trị, lo ngại an toàn cá nhân, phụ nữ còn gặp phải căng thẳng trong công việc hàng ngày. Theo nghiên cứu, phụ nữ đang gặp căng thẳng nhiều hơn do “lao động cảm xúc” và các công việc gia đình.

Lao động cảm xúc (Emotional Labor) là quá trình quản lý cảm xúc và biểu hiện để đáp ứng các yêu cầu cảm xúc của công việc. Cụ thể hơn, người lao động ​​sẽ phải điều chỉnh cảm xúc của họ trong quá trình tương tác với khách hàng, đồng nghiệp và cấp trên. Phụ nữ thường xuyên phải tạo một gương mặt thoải mái trong mọi trường hợp cả trong công việc lẫn gia đình. Lao động cảm xúc là việc cố gắng sử dụng năng lượng cảm xúc của bản thân, dần dần dẫn đến kiệt quệ cảm xúc. Việc luôn phải tạo một gương mặt thoải mái, hạnh phúc trong gia đình hoặc nơi làm việc khiến người phụ nữ gia tăng căng thẳng của mình.

Việc luôn phải tạo gương mặt thân thiện trong công việc làm gia tăng căng thẳng ở phụ nữ

Theo báo cáo của Liên Hợp Quốc năm 2018, phụ nữ trên toàn thế giới phải thực hiện công việc nhà nhiều gần gấp 3 lần so với nam giới. Những công việc này thường không được trả lương và bị coi là điều đương nhiên, mặc dù nó vất vả ngang với những công việc được trả lương bình thường khác. Và kể cả khi công việc được trả lương của phụ nữ có tăng lên thì nhiệm vụ trong gia đình của họ vẫn không giảm đi chút nào. Đảm nhiệm quá nhiều nhiệm vụ và trách nhiệm khiến cho phụ nữ gặp phải căng thẳng một cách thường xuyên hơn.

Căng thẳng và lo lắng có thể ảnh hưởng xấu tới sức khỏe tổng thể. Căng thẳng thường xuyên sẽ làm suy nhược cơ thể. Nó làm cho các vấn đề sức khỏe bạn đang gặp phải trở nên tồi tệ hơn hoặc thậm chí làm bạn thêm bệnh. Điều này xảy ra do những thay đổi trong cơ thể hoặc những thói quen xấu mà con người phát triển để đối phó với căng thẳng.

3 cách quản lý căng thẳng

Kiểm soát căng thẳng để có cuộc sống và sức khỏe tốt hơn

Hiểu về các nguyên nhân gây ra căng thẳng

Biết về những yếu tố gây ra căng thẳng của bạn là bước đầu tiên để đối phó với chúng. Khi bạn hiểu về những nguyên nhân này, bạn có khả năng hạn chế và xử lý chúng một cách hiệu quả.

Tự chăm sóc bản thân

Hãy tự học cách chăm sóc bản thân để có một sức khỏe tâm thần vững vàng. Bắt đầu bằng chế độ ăn uống lành mạnh, ưu tiên nghỉ ngơi hợp lý và tập thể dục một cách đều đặn.

Tìm kiếm sự hỗ trợ

Tất cả chúng ta đều có thể sử dụng những sự trợ giúp. Chúng có thể đến từ gia đình, bạn bè, đồng nghiệp hay những chuyên gia khi đối phó với căng thẳng. Vai trò hỗ trợ của xã hội đối với việc xử lý căng thẳng là vô cùng quan trọng.

Trịnh Tây H+ (Theo Care2)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Thần kinh