Chuyên gia trả lời những câu hỏi thường gặp về ngủ trưa

Ngủ trưa như thế nào là tốt nhất cho bạn?

Thêm lý do để đốc thúc trẻ ngủ trưa

1 giờ ngủ trưa giúp giảm 5 điểm chỉ số huyết áp

7 bước giúp bạn ngủ trưa dễ dàng và hiệu quả hơn

Giấc ngủ ngắn quan trọng với trẻ như thế nào?

Ngày càng nhiều người nhận ra tầm quan trọng và lợi ích của ngủ trưa. Các công ty lớn như Google và NASA đã lắp đặt các phòng ngủ trưa hoặc phòng dành cho nhân viên của họ. Trong khi đó, các trường đại học ở Mỹ, như Đại học Michigan, cũng đã chuẩn bị các phòng được chỉ định để ngủ trưa.

Chuyên gia giấc ngủ Shelly Ibach, Chủ tịch và CEO của Sleep Number (Mỹ), cho biết một giấc ngủ trưa ngon lành có thể giúp bù đắp cho một đêm nghỉ ngơi tồi tệ. “Chìa khóa” là chợp mắt vào đầu giờ chiều để nó không ản hưởng xấu tới giấc ngủ ban đêm của bạn.

Tán đồng ý kiến này, TS. Sara Mednick tới từ Khoa Khoa học nhận thức tại Đại học California, Irvine (Mỹ) cho biết thêm rằng những giấc ngủ ngắn vào đầu giờ chiều có rất nhiều lợi ích, đặc biệt khi bạn ngủ trưa đều đặn.

Dưới đây, TS. Mednick đã trả lời các câu hỏi thường gặp về ngủ trưa, qua đó để bạn có thể áp dụng nó theo cách tốt nhất có thể:

Ngủ trưa trong bao lâu là tốt nhất?

Khi bắt đầu ngủ trưa, bạn chỉ cần ngủ từ 20 - 30 phút, sau đó nếu có thể, hãy tăng thời lượng ngủ trưa lên. 60 - 90 phút là thời lượng ngủ trưa hoàn hảo, vì nó vừa đủ để bạn trải qua tất cả các giai đoạn ngủ quan trọng.

Những lợi ích sức khỏe của ngủ trưa là gì?

Giấc ngủ trưa có thể giúp bạn giảm huyết áp. Có rất nhiều bằng chứng cho thấy những người thiếu ngủ có nguy cơ bị trầm cảm, béo phì và đái tháo đường. Vì vậy, ngủ trưa có thể góp phần giảm nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa.

Nhiều nghiên cứu cho thấy những người ngủ trưa có ít khả năng mắc bệnh tim mạch hơn. Bên cạnh đó, mất ngủ đã được chứng minh là có liên kết với sự gia tăng cáu kỉnh, tức giận, trầm cảm và kiệt sức về tinh thần. Đặc biệt, nếu bạn không ngủ đủ giấc vào ban đêm, ngủ trưa sẽ bù đắp phần nào cho sức khỏe.

Ngủ trưa khiến ban đêm khó ngủ?

Câu trả lời còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Bạn không nên thay thế giấc ngủ ban đêm bằng ngủ trưa. Một giấc ngủ trưa dài hơn 20 phút có khả năng giúp bạn tỉnh táo hơn vào ban đêm.

Khi trẻ nhỏ ngủ trưa, chúng cũng sẽ ngủ ngon hơn vào ban đêm. Những trẻ ít ngủ trưa thường bị mệt mỏi vào ban đêm, dẫn tới tính trạng “gắt ngủ” hoặc hiếu động, ngủ đêm không ngon giấc. Điều tương tự cũng đúng với người lớn. Những người trưởng thành ngủ đủ giấc vào ban đêm (ít nhất 7 tiếng mỗi đêm) và có thói quen ngủ trưa sẽ càng nhận được lợi ích sức khỏe do giấc ngủ mang lại.

Ngủ trưa giúp cải thiện hiệu suất làm việc như thế nào?

Trong một nghiên cứu gần đây trên học sinh tiểu học ở Trung Quốc, chúng tôi đã phát hiện ra rằng những đứa trẻ ngủ trưa lâu nhất và thường xuyên nhất là những đứa trẻ có thành tích học tập tốt nhất. Chúng cũng có mức độ hạnh phúc cao nhất và mức độ các hành vi rối loạn chức năng thấp nhất.

Đối với người lớn, một giấc ngủ ngắn có thể tăng tốc hiệu suất làm việc. Điều này đúng trong mọi công việc, đặc biệt là các công việc phối hợp, như gõ bàn phím, gói đồ tạp hóa...

Một nghiên cứu tới từ Đại học Harvard (Mỹ) đã chứng minh rằng tốc độ làm việc sau giấc ngủ trưa tương đương như khi tình giấc sau một giấc ngủ đêm trọn vẹn. Một giấc ngủ ngắn cũng giúp bạn tập trung và sáng tạo hơn.

Ai không nên ngủ trưa?

Tất cả trẻ em đều cần ngủ trưa. Tuy nhiên, những người trưởng thành không cần bắt buộc làm điều này.

So với những người có thói quen ngủ trưa, những người trưởng thành không thường xuyên ngủ trưa có hiệu suất làm việc kém hơn hẳn sau khi đột nhiên có một giấc ngủ trưa. Họ cảm thấy mệt mỏi hơn khi tỉnh dậy sau giấc ngủ trưa (điều mà bình thường họ không thực hiện) và không thực hiện tốt bài kiểm tra trí nhớ so với những người có thói quen ngủ trưa.

Ngủ trưa quá lâu có sao không?

Có một tình trạng gọi là rối loạn chức năng ngủ trưa. Một số người cảm thấy buồn chán nên đã ngủ trưa quá nhiều, có lẽ để tránh tiếp xúc với xã hội. Nhiều người thể ngủ trưa quá lâu vì mắc bệnh, điển hình như cảm lạnh, cúm. Nếu bạn nghi ngờ tình trạng ngủ trưa của mình có liên quan tới các vấn đề về tinh thần hoặc thể chất, hãy đi khám ngay.

Ngủ trưa có thể ngăn ngừa kiệt sức?

Ngủ trưa là một phương pháp tuyệt vời giúp điều tiết cảm xúc và giảm lo lắng. Rất nhiều nghiên cứu đã cảnh báo rằng làm việc trong thời gian dài, với những công việc lặp đi lặp lại có thể khiến não không thể duy trì mức hiệu suất cao liên tục trong một ngày. Cách duy nhất để khôi phục nó chính là một giấc ngủ trưa.

Biết Tuốt H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp