Cơ thể tự thanh lọc như thế nào?

Uống nước giúp cải thiện khả năng thải độc của thận và hệ tiêu hóa

Thanh lọc cơ thể: Không nên chậm trễ!

Tại sao bạn cần phải thanh lọc cơ thể?

Video: Khi nào bạn cần thanh lọc cơ thể?

6 thức uống thanh lọc cơ thể cực tốt cho bữa sáng

Theo Thầy thuốc ưu tú, Đại tá, Tiến sỹ Hoàng Lan, cơ thể con người là một bộ máy kỳ diệu, có thể tự thải độc để bảo vệ sức khỏe. Cụ thể, có 6 bộ phận của cơ thể có khả năng thanh lọc độc tố, đó là:

Da

Bề mặt da chiếm diện tích lớn nhất trên cơ thể, đây được coi là bộ phận thải độc lớn nhất và quan trọng nhất. Da bài tiết chất độc thông qua tiết mồ hôi, vì vậy, có thể tăng khả năng thải độc của da bằng các hoạt động như: Tập thể dục, tắm hơi hoặc tắm muối Epsome (muối vô cơ magnesium sulphate) để kích thích hoạt động của tuyến mồ hôi.

Hệ bạch huyết

Hệ bạch huyết nằm ngay dưới da, là hệ thống phòng vệ quan trọng trong cơ thể người, bao gồm bạch huyết (chất dịch trong suốt bao quanh các mô), mạch bạch huyết, mô bạch huyết, hạt/mấu bạch huyết, hạch bạch huyết, hạch họng, lá lách, và tuyến ức. Hệ bạch huyết không tự thải độc được mà vận chuyển các chất độc tới gan và thận và bài tiết chất độc tại các cơ quan này.

 Thầy thuốc ưu tú, Đại tá, Tiến sỹ Hoàng Lan (Ảnh: Nguyễn Hiệp/H+)

Có thể cải thiện hoạt động của hệ bạch huyết bằng cách: Tập bài tập nhảy cao, đi dạo hoặc chạy bộ; Dùng bàn chải chà xát nhẹ nhàng các vùng da khô để tăng cường sự dịch chuyển của bạch huyết…

Phổi

Cơ thể chỉ “tống” được CO2 và các chất độc dạng khí khác ra ngoài qua một con đường duy nhất là hệ hô hấp. Nếu độc tố không được thải qua phổi một cách triệt để thì sẽ dẫn tới các bệnh đường hô hấp.

Tăng cường khả năng thải độc của phổi bằng cách: Tránh tiếp xúc với các loại khói độc, dung dịch hóa học; Tập thể dục; Tập hít thở sâu mỗi ngày .

Gan

Ngoài chức năng bài tiết enzyme, dịch mật để hỗ trợ quá trình tiêu hóa, gan còn đóng một vai trò quan trọng không kém, đó là khử các chất độc từ thận/ruột đổ về và đào thải chúng ra ngoài.

Giữ cho lá gan khỏe mạnh và không bị nhiễm độc là cách tốt nhất để duy trì và cải thiện khả năng thải độc của gan: Ăn nhiều củ cải đường, cà chua, súp lơ, hành và bắp cải để cải thiện chức năng của gan. Một vài loại thảo dược như rễ cây bồ công anh, cây ngưu bàng, cây kế… có thể giúp gan hoạt động tốt hơn. Uống trà xanh cũng cho tác dụng tương tự.

Cơ thể có khả năng tự thải độc

Thận

Thận thải độc thông qua việc tạo ra nước tiểu – một phần trong quá trình bài tiết của cơ thể. Bên cạnh đó, thận còn đóng vai trò lọc máu cho toàn bộ cơ thể (mỗi phút, thận lọc được khoảng 1 lít máu), điều này vô cùng quan trọng và lý giải vì sao những người bị suy thận phải chạy thận nhân tạo.

Uống đủ nước là cách đơn giản nhất để tăng cường khả năng thanh lọc chất độc của thận.

Hệ tiêu hóa

Tất cả các độc tố không được gan và các cơ quan khác xử lý sẽ được chuyển về ruột. Ruột sẽ hấp thu các chất điện giải, nước dư thừa từ quá trình tiêu hóa thức ăn cho ruột non và thải ra chất thải đặc, rắn (phân).

Cũng như thận, nước là chìa khóa để hệ tiêu hóa có thể thải độc tốt hơn. Nước sẽ nhẹ nhàng “tẩy rửa” ruột để giúp chất thải dễ di chuyển xuống phần ruột già đồng thời kích thích sự hoạt động của các cơ ở khu vực này.

Nắm được cơ chế lọc thải chất độc ở từng cơ quan là cách hiệu quả nhất để bạn tìm ra biện pháp phù hợp nhằm tăng cường khả năng giải độc, bảo vệ sức khỏe.

"Về căn bản, thanh lọc cơ thể là quá trình làm giảm lượng độc tố về mức không gây ra bệnh tật (độc tố 0 – 15% tế bào có thể tự khắc phụ được). Tuy nhiên, trên thực tế, cơ chế thải độc tự nhiên không đủ để thanh lọc những chất có hại ra khỏi cơ thể. Vì vậy, cần áp dụng các phương pháp thải độc khoa học, tuân theo một lộ trình kéo dài" - TS.BS Hoàng Lan
Kim Chi H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp