Có nên ăn dứa trị sỏi mật không?

Trên thực tế, ăn dứa có thể cải thiện tiêu hóa, nhưng không bào mòn được sỏi mật

Sỏi mật 3,1mm nên dùng TPBVSK Kim Đởm Khang trong bao lâu?

Sỏi mật 4,1mm có nhân là xác giun có nguy hiểm không?

Sỏi túi mật 24mm trị thế nào, dùng TPBVSK Kim Đởm Khang được không?

Chuyên gia tư vấn: Sỏi mật 8,7mm có nguy hiểm không?

Ăn dứa trị sỏi mật là biện pháp dân gian, truyền miệng. Để biết được phương pháp này có thực sự hiệu quả hay không, bạn sẽ cần dựa vào các bằng chứng khoa học.

Nghiên cứu về tác dụng trị sỏi mật của quả dứa

Trên NCBI (trang lưu giữ tất cả các nghiên cứu khoa học có kiểm chứng trên thế giới), hiện chưa có bất cứ nghiên cứu nào chứng minh quả dứa có thể trị được sỏi mật. Các tài liệu Đông y cũng chỉ ghi chép “quả dứa (trái thơm, trái khóm) là loại quả tính bình, vị ngọt, có tác dụng nhuận tràng, cải thiện tiêu hóa” chứ không phải giúp bào mòn sỏi mật.

Do đó, nhiều chuyên gia cảnh báo việc ăn dứa với mục đích loại bỏ sỏi mật sẽ không mang lại hiệu quả. Bạn chỉ nên dùng loại quả này như một phần của chế độ ăn để cải thiện tiêu hóa.

Do bản chất sỏi mật là một bệnh về đường tiêu hóa, nên khi có viên sỏi xuất hiện trong túi mật, bạn sẽ có những biểu hiện rối loạn tiêu hóa như đau hạ sườn phải, đầy bụng, khó tiêu, hay thấy buồn nôn… Việc ăn dứa sẽ phần nào giúp các triệu chứng sỏi mật thuyên giảm.

Ăn dứa có thể giúp bổ sung vitamin C, ngăn ngừa hình thành sỏi mật

Ăn dứa có thể giúp bổ sung vitamin C, ngăn ngừa hình thành sỏi mật

Ngoài ra, dứa là loại quả rất giàu vitamin C, có hiệu quả phòng bệnh sỏi mật, ngăn sỏi hình thành trong túi mật và đường mật.

Có nên ăn dứa trị sỏi mật không?

Như đã nói ở trên, hiện vẫn chưa có nghiên cứu chính thống nào phát hiện trong quả dứa có chứa các hoạt chất có khả năng lợi mật, tăng vận động đường mật, kháng khuẩn, kháng viêm để hỗ trợ đào thải sỏi mật.

Do đó, các phương pháp như dùng dứa nướng/hấp phèn chua, uống nước ép dứa với gừng… sẽ không thể giúp bạn trị được sỏi mật. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể cân nhắc sử dụng quả dứa như một giải pháp hỗ trợ cải thiện triệu chứng, đặc biệt là trong trường hợp kích thước viên sỏi mật còn nhỏ, hoặc khi bạn muốn chủ động phòng ngừa sỏi mật mới hình thành.

Người bị sỏi mật nên chú ý gì khi ăn dứa?

 

- Dứa chứa nhiều đường, do đó người bị sỏi mật không nên ăn nhiều dứa, hoặc không nên ăn thường xuyên trong một thời gian dài.

- Dứa có thành phần làm tăng tiết acid dạ dày, có thể làm nặng thêm tình trạng ợ chua, ợ hơi.

- Dứa có tính nóng, ăn nhiều có thể gây loét miệng hoặc rát lưỡi, ngứa cổ họng rất khó chịu.

- Không sử dụng quả dứa xanh vì có thể chứa chất độc gây triệu chứng tiêu chảy, buồn nôn, nôn mửa…

- Bạn không nên ăn dứa vào buổi sáng khi bụng đói vì điều này có thể dẫn tới tình trạng nôn nao, cồn cào hoặc gây ra các cơn đau dạ dày.

- Người bị sỏi mật nên hạn chế ăn dứa nếu bạn đang có các bệnh nền khác như đái tháo đường, đau dạ dày, trào ngược dạ dày, tăng huyết áp, bệnh lý đường hô hấp (viêm họng, viêm mũi, viêm phế quản).

- Phụ nữ có thai không nên ăn dứa vì có thể làm tăng nguy cơ sảy thai.

Tốt nhất, người bệnh có thể tham khảo sử dụng thêm những giải pháp hỗ trợ giúp bào mòn sỏi mật để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất. Bài thuốc 8 thảo dược quý sau đây là một gợi ý cho người bệnh tham khảo vì đã có nghiên cứu lâm sàng, tạo ra tác động toàn diện trên hệ thống gan mật: Uất kim, chi tử, hoàng bá, sài hồ, nhân trần, diệp hạ châu, chỉ xác, kim tiền thảo. 

Vi Bùi (Tổng hợp)

 

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Đởm Khang - hỗ trợ làm mềm sạn sỏi và bài sỏi mật từ 8 thảo dược quý

Với thành phần 8 thảo dược quý, TPBVSK Kim Đởm Khang là giải pháp hữu hiệu cho người bị sỏi mật, viêm đường mật, viêm túi mật, người đã phẫu thuật lấy sỏi, tán sỏi, người bị tăng men gan, viêm gan, ăn uống khó tiêu do ứ mật, gan nhiễm mỡ.

Kim-Dom-Khang

Đơn vị chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.

Số điện thoại: 0243 775 9865 - 0981 238 218.

Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tiêu hóa