Lựa chọn và sử dụng thuốc nhuận tràng trị táo bón đúng cách

Có nên sử dụng thuốc nhuận tràng trị táo bón và thuốc xổ để giảm cân?

Táo bón vì lạm dụng thuốc nhuận tràng

Tác hại của thuốc nhuận tràng

Thuốc nhuận tràng có được dùng lâu dài?

Chọn thuốc nhuận tràng cho người cao tuổi

Nhiều người bị táo bón coi thuốc nhuận tràng (thuốc xổ) là phương pháp hữu hiệu, nhanh chóng giải quyết được tình trạng khó tiêu hóa.

Có nhiều lựa chọn về thuốc nhuận tràng:

Thuốc nhuận tràng tạo xơ: Còn được gọi là thuốc bổ sung chất xơ làm cho phân mềm và lớn, giúp tạo nhu động ruột bình thường để đẩy phân. Các biệt dược của thuốc nhuận tràng tạo xơ không cần đơn gồm Metamucil, Citrucel, Fibercon…

Thuốc làm mềm phân: Làm cho phân mềm bằng cách trộn lẫn dịch với phân, nhờ đó phân được tống ra dễ hơn mà không cần rặn. Thuốc được bán không cần đơn với một vài biệt dược như Colace, Surfak…

Chất bôi trơn: Chất này sẽ được phủ bên ngoài phân để tống phân dễ hơn. Thuốc bôi trơn không được khuyên dùng dài ngày trừ những trường hợp đặc biệt. Dầu khoáng là loại thuốc bôi trơn phổ biến nhất.

Nước muối nhuận tràng: Loại thuốc này có tác dụng tăng lượng nước vào phân nhờ rút nước từ các mô xung quanh. Thuốc tẩy magne và sữa magne là 2 loại nước muối nhuận tràng phổ biến nhất, tuy nhiên có thể độc với liều cao và nguy hiểm cho trẻ em hoặc người lớn bị bệnh thận.

Thuốc kích thích nhuận tràng: Đây là thuốc nhuận tràng mạnh nhất - làm co bóp cơ đường ruột, đẩy phân xuống. Cho dù loại thuốc nhuận tràng này phổ biến nhất, nó cũng gây nhiều tác dụng phụ, như đau quặn bụng, tiêu chảy hoặc buồn nôn. Các biệt dược không cần đơn bao gồm Dulcolax, Ex-Lax, Senokot…

Ngày nay, thuốc nhuận tràng không chỉ dùng để trị táo bón mà còn được nhiều người sử dụng để giảm cân nhanh và tiết chế cảm xúc. Cách dùng này vô cùng nguy hiểm cho sức khỏe và cần phải chấm dứt ngay. Chỉ dùng thuốc nhuận tràng sau khi đã tham khảo ý kiến bác sỹ.

Những nguy hiểm khi lạm dụng thuốc nhuận tràng

Thuốc nhuận tràng chỉ có tác dụng tức thời, ngắn hạn, người bị táo bón chỉ nên dùng trong 2 - 3 ngày. Nếu lạm dụng loại thuốc này, dùng quá lâu có thể gây ảnh hưởng không tốt lên màng nhày ruột.

- Mất nước

- Mất cân bằng điện giải

- Mất cân bằng pH

- Cơ thể mất khả năng sản xuất đủ enzyme tiêu hóa

- Phù nề (giữ nước)

- Chóng mặt và choáng váng

- Suy giảm chức năng của các cơ quan đại tràng và tiêu hóa

- Xen kẽ tiêu chảy và táo bón

- Nguy cơ biến chứng tim mạch

- giảm cân hoặc tăng cân bất thường

- Tử vong

....

Ai không nên dùng thuốc nhuận tràng?

Không được dùng thuốc nhuận tràng cho người bệnh bị tắc ruột, người bị đau bụng mà chưa có chẩn đoán xác định hoặc nghi ngờ cần can thiệp ngoại khoa cấp cứu.

Đặc biệt là người trên 55 tuổi, bị mất nước, bị bệnh thận, tắc ruột hoặc đang dùng thuốc ảnh hưởng đến thận là nhóm có nguy cơ cao nhất khi dùng thuốc nhuận tràng ở liều quá cao. Khi sử dụng những thuốc này, cần chú ý đến mọi triệu chứng, bao gồm: Mất nước, khô miệng, choáng váng và lơ mơ. Rối loạn ở thận do thuốc nhuận tràng gây ra có thể làm giảm bài xuất nước tiểu và gây phù chân. Khi thấy những triệu chứng này xảy ra, bệnh nhân cần đi khám càng sớm càng tốt.

Khi bị béo phì mà muốn giảm cân phải đi khám và tuân theo sự chỉ dẫn của bác sỹ, không được tùy tiện sử dụng thuốc nhuận tràng hay các loại thực phẩm chức năng khi chưa được tư vấn.

Biết Tuốt H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tiêu hóa