Cha mẹ cần cẩn trọng khi trẻ bị ho kéo dài
Phân biệt ho do viêm tắc thanh quản và ho gà ở trẻ
Nhiều nguy cơ xuất hiện trở lại những ổ dịch ho gà
Phụ nữ mang thai có nên tiêm phòng ho gà?
Bài thuốc hay phòng, trị bệnh ho gà
Dấu hiệu ho gà ở trẻ
Thời tiết Đông Xuân tạo điều kiện cho nhiều loại vi khuẩn phát triển và bùng phát dịch bệnh. Thông tin từ Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, thời gian qua bệnh viện đã tiếp nhận hơn 20 ca ho gà, nhiều ca bệnh nặng có biến chứng viêm phổi, có trẻ suy hô hấp phải vào thở máy.
Giai đoạn đầu mắc bệnh ho gà, trẻ thường có triệu chứng sốt nhẹ và ho khan, hắt hơi, chảy nước mắt, nước mũi. Các biểu hiện này sẽ tăng dần theo tình trạng bệnh. Khi tình trạng nặng hơn, trẻ sẽ có các biểu hiện như ho theo từng cơn nặng và kéo dài. Khi ho, trẻ sẽ đỏ mặt, tím tái người và có nguy cơ suy hô hấp. Trong mỗi cơn ho thường xuất hiện đờm dãi và rít lên thành tiếng.
Trẻ thường sốt nhẹ và ho khan khi mới mắc bệnh ho gà
Đối với trẻ sơ sinh, ho gà rất nguy hiểm, các cơn ho có thể khiến trẻ chảy máu mắt, tím tái, đau đớn nếu không được điều trị kịp thời.
Ho gà là bệnh khá phổ biến và không thành dịch, nhưng bệnh lâu ngày không chữa sẽ gây ra những biến chứng rất nặng nề. Đặc biệt ở trẻ sơ sinh, sức đề kháng còn yếu, khi mắc bệnh ho gà trẻ sẽ ho dai dẳng, ho quặn người và gặp nhiều biến chứng như:
- Suy hô hấp: Ho gà kéo dài thành từng cơn không ngừng, đau đớn sẽ khiến trẻ suy hô hấp, cơ thể không đủ oxy.
- Viêm phổi: Ho gà nặng, lâu ngày không khỏi dẫn tới viêm phổi ở trẻ. Theo các bác sỹ hầu hết các trẻ nhập viên khi bị ho gà đều nặng và lâu ngày không điều trị dẫn tới biến chứng viêm phổi.
- Viêm màng não: Đây là biến chứng về thần kinh và thường xảy ra ở trẻ 12 tháng tuổi. Bệnh lý này thường có dấu hiệu co giật, chậm phát triển não.
- Nhiễm trùng: Biến chứng này có biểu hiện như viêm phổi, viêm tai và gây tử vong cao. Đặc biệt trẻ dưới 1 tuổi, sức đề kháng yếu. Nhiều thống kê cho thấy, 3/4 trẻ dưới 1 tuổi mắc bệnh ho gà bị tử vong.
Phòng tránh bệnh ho gà ở trẻ sơ sinh thế nào?
Biện pháp an toàn và hiệu quả nhất để phòng bệnh ho gà ở trẻ sơ sinh là tiêm phòng cho trẻ. Hiện vaccine ho gà đang sử dụng tiêm chủng trong chương trình Tiêm chủng mở rộng là vaccine Quinvaxem (DPT-VGB-Hib) có thành phần ho gà toàn tế bào, để tiêm chủng 3 liều cơ bản cho trẻ lúc 2, 3 và 4 tháng tuổi. Ngoài ra, cha mẹ cũng có thể cho trẻ đi tiêm vaccine bạch hầu - ho gà - uốn ván DPT nhắc lại khi trẻ được 18 tháng tuổi.
Sau khi tiêm, bé có thể bị sốt nhẹ do chỗ tiêm bị nổi mẩn đỏ, sưng đau…bạn nên lưu ý chăm sóc cho bé. Bệnh ho gà ở trẻ sơ sinh dễ dàng lây qua đường hô hấp, truyền từ người sang người qua những hạt nước bọt nhỏ văng ra khi bệnh nhân ho hoặc qua dịch mũi. Do vậy khi thấy trẻ bị ho gà, cần cách ly trẻ với những trẻ khác (kể cả trẻ đã được tiêm phòng) và đưa trẻ đến bệnh viện để được bác sỹ khám và điều trị ngay.
Bình luận của bạn