Nguyên nhân khiến trẻ "nấm lùn"

Trẻ thấp lùn có thể do nhiều nguyên nhân

Bố mẹ "lười" đọc truyện, con chậm phát triển ngôn ngữ

Trẻ ăn nhiều chưa chắc đã lớn nhanh!

3 giai đoạn vàng tăng chiều cao tối đa

Chọn sữa nào giúp bé tăng cân, không táo bón?

Di truyền

Gene di truyền là một trong những yếu tố quyết định chiều cao của trẻ. Nếu bố mẹ thấp thì con thường có chiều cao trung bình và ngược lại. Chiều cao khi trưởng thành của trẻ có thể tính được từ chiều cao trung bình của cha mẹ.

Dậy thì sớm

Trẻ dậy thì sớm thường có chiều cao vượt trội hơn các bạn cùng trang lứa vào thời gian đầu nhưng sau đó nhanh chóng chững lại và trở nên thấp hơn bạn bè khi đến tuổi trưởng thành. 

Suy dinh dưỡng

Dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong sự tăng trưởng của trẻ. Những trẻ bị suy dinh dưỡng thường có chiều cao thấp hơn bạn bè cùng trang lứa.

Do tiêu chảy, giun sán, rối loạn tiêu hóa

Những bệnh như tiêu chảy, giun sán, rối loạn tiêu hóa ở trẻ nếu không được kịp thời chữa trị cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị thấp lùn. Trong khoảng 2 năm đầu đời nếu trẻ bị 7 đợt tiêu chảy thì đến lúc 7 tuổi trẻ sẽ thấp hơn 3,6cm so với các bạn cùng tuổi không nhiễm bệnh. Trẻ bị nhiễm giun đường ruột sẽ thấp hơn 4,6cm so với bạn cùng tuổi.

Sở dĩ có hiện tượng này là do khi bị nhiễm trùng đường ruột trẻ có nguy cơ mất protein qua đường ruột, giảm hấp thu các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển. Năng lượng để phát triển chiều cao sẽ bị dùng vào việc chống lại bệnh tật. Nếu trẻ gặp đồng thời cả hai vấn đề này thì tác hại của chúng đối với chiều cao càng lớn.

Hoàn cảnh gia đình

Nếu trẻ bị ngược đãi, lạm dụng thì sự phát triển chiều cao có thể bị ảnh hưởng. Hoàn cảnh gia đình cũng liên quan đến giấc ngủ của trẻ (ngủ không ngon giấc, không sâu, dễ bị tỉnh giấc...) sẽ ảnh hưởng đến sự tiết hormone tăng trưởng. Ngoài vóc người thấp bé, trẻ còn dễ mắc chứng tự kỷ, hành vi cũng dễ bị kích động... Vì vậy, trẻ cần có một môi trường nuôi dưỡng tốt để đạt được sự tăng trưởng tốt.

Nguyên nhân nội tiết

Thiếu nội tiết tố tăng trưởng là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc trẻ chậm phát triển chiều cao. 

- Suy tuyến giáp: Khi cơ thể tiết không đủ nội tiết tố tuyến giáp, chậm tăng trưởng có thể xảy ra bởi vì những nội tiết tố này tác động trực tiếp lên sự tăng trưởng và chuyển hóa.
- Ngoài ra các nguyên nhân khác có thể gây chậm tăng trưởng như hội chứng cushing, tăng sản thượng thận bẩm sinh...

Chiều cao trung bình của trẻ qua các giai đoạn:

- Giai đoạn trong bào thai: Trong 9 tháng mang thai, nếu người mẹ được ăn uống tốt, tăng từ 10 - 12kg thì con sẽ đạt được chiều cao 50cm lúc chào đời.
- Giai đoạn sơ sinh đến 3 tuổi: Trong 3 tháng đầu, mức tăng trưởng trung bình là khoảng 3 - 4cm/tháng. Từ 3 - 6 tháng, mức tăng là 2,5cm/tháng. Từ 6 - 9 tháng, mức tăng là 1,5cm/tháng. Từ 9 - 12 tháng, mức tăng là 1 - 1,5cm/tháng. 12 tháng đầu trẻ tăng 25cm, 2 năm tiếp theo mỗi năm trẻ cao thêm được 8 - 10cm. 

- Từ 3 - 13 tuổi: Trẻ chỉ tăng 6 - 7cm/năm.

- Trong giai đoạn dậy thì: Nếu được nuôi dưỡng tốt trẻ sẽ tăng vọt về chiều cao, trung bình từ 8 - 12cm/năm.

Thanh Tú H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ