Ở Việt Nam, tỷ lệ tử vong mẹ là 43/100.000 ca sinh nở (Số liệu năm 2017)
Cần làm gì để tỷ lệ tử vong của bà mẹ và trẻ sơ sinh giảm?
Cứ 20 giây có 1 trẻ tử vong vì bệnh có thể dự phòng bằng vaccine
Guinea đứng đầu về tỷ lệ tử vong do virus Ebola
Tăng cường vệ sinh tay trong bệnh viện
Những con số biết nói
Hai báo cáo từ một số cơ quan của Liên Hợp Quốc đã ghi nhận những tiến bộ trong việc giảm tỷ lệ tử vong mẹ và trẻ sơ sinh toàn cầu mỗi năm.
Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus đánh giá: “Tại nhiều quốc gia, người dân đã được tiếp cận với các dịch vụ y tế chất lượng cao, an toàn, giá cả phải chăng. Điều này phần nào giúp giảm các ca tử vong do sinh nở”.
So với thời kỳ đầu thế kỷ, số ca tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi toàn cầu vào năm 2018 đã giảm gần một nửa, xuống còn khoảng 5,3 triệu. Trong số này, có gần 1/2 ca tử vong xảy ra ở trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi, tương đương khoảng 7.000 ca tử vong mỗi ngày.
Điều quan trọng là phải làm tất cả những gì cần thiết để đầu tư vào y tế toàn cầu giúp cứu những sinh mạng quý giá này
Đồng thời, số phụ nữ tử vong do các biến chứng thai kỳ và sinh con đã giảm hơn 1/3, xuống còn khoảng 295.000 ca vào năm 2017, so với 451.000 ca vào năm 2000.
Mặc dù những số liệu này đã được cải thiện, nhưng vẫn có khoảng 800 phụ nữ tử vong mỗi ngày do các biến chứng thai kỳ và sinh nở vào năm 2017.
Tổng cộng, các thống kê cho thấy ước tính 2,8 triệu phụ nữ và trẻ sơ sinh tử vong hàng năm, chủ yếu là do các nguyên nhân có thể phòng ngừa được.
“Cửa sinh là cửa tử, cứ sau 11 giây lại có 1 ca tử vong vì tai biến sản khoa, có thể là sản phụ hoặc trẻ sơ sinh”, Giám đốc điều hành Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) Henrietta Fore nhấn mạnh, “Một ‘bà đỡ’ lành nghề, quá trình chăm sóc thai sản khoa học, sử dụng nước sạch, dùng thuốc và vaccine đúng cách là những điều quyết định sống chết cho các thai phụ và trẻ sơ sinh”.
Phải hành động ngay từ hôm nay
Tuy vậy, các báo cáo cho thấy sự bất bình đẳng nghiêm trọng vẫn tồn tại trên khắp thế giới trong việc tiếp cận các dịch vụ và chăm sóc cần thiết để đảm bảo sinh con an toàn.
Vùng hạ Sahara ở châu Phi có tỷ lệ tử vong mẹ cao hơn gần 50 lần so với các nước thu nhập cao. Trẻ sơ sinh ở nơi đây có nguy cơ tử vong cao gấp 10 lần so với các khu vực giàu có trên thế giới. Năm 2018, ở khu vực này, cứ 13 thì có 1 trẻ tử vong trước khi 5 tuổi, tỷ lệ này ở châu Âu là 1/196 trẻ.
Cũng ở châu Phi hạ Sahara, cứ 37 thai phụ thì có 1 người chết khi sinh con. Tỷ lệ này ở châu Âu là 1/6.500.
Trong các Mục tiêu phát triển bền vững (Sustainable Development Goals - SDGs), toàn cầu đã cam kết cố gắng đưa tỷ lệ tử vong mẹ xuống dưới 70 ca tử vong trên 100.000 ca sống sót sau sinh nở vào năm 2030. Nhưng Liên Hợp Quốc cảnh báo rằng với tốc độ hiện tại, thế giới có lẽ bỏ sẽ không đạt được mục tiêu này.
Trong khi tỷ lệ nói chung có xu hướng giảm, thì các số liệu của Liên Hợp Quốc cho thấy tỷ lệ tử vong mẹ lại có xu hướng tăng ở 13 quốc gia trong giai đoạn năm 2000 - 2017, ví dụ như Syria và Venezuela.
Đặc biệt, Mỹ là quốc gia có tỷ lệ tử vong do tai biến sản khoa tăng lớn nhất trong giai đoạn 2000 - 2017: Tăng 58%, lên 19 ca tử vong trên 100.000 ca sống sót sau sinh nở.
Các quốc gia trên thế giới hiện cam kết giảm tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh xuống không quá 12 ca tử vong trên 1.000 ca sống sót, và tỷ lệ tử vong dưới 5 tuổi xuống không quá 25 ca tử vong trên 1.000 ca sống sót vào năm 2030.
Nhiều quốc gia đã đạt được mục tiêu đó, nhưng vẫn có hơn 50 quốc gia đang bị tụt lại rất xa.
“Nếu chúng ta không dốc toàn lực, thế giới sẽ mất đi 50 triệu mầm non của tương lai”, Giám đốc phụ trách y tế UNICEF Stefan Peterson cảnh báo.
Bình luận của bạn