Đái tháo đường: Dùng gliclazide nhưng đường huyết vẫn cao phải làm sao?
SUCKHOE+ | Xin chào chuyên gia! Tôi bị đái tháo đường type 2, được kê đơn điều trị bằng thuốc gliclazide. Liều dùng vào buổi sáng có thể giữ đường huyết của tôi ở mức chấp nhận được trong ngày. Tuy nhiên, chỉ số đường huyết trước bữa sáng của tôi luôn ở mức cao. Liệu điều này có phải do tôi đang dùng sai thuốc hay không? (amyrac**@gmail.com)
Tiến sĩ Ellie Cannon - chuyên gia y tế của tờ Daily Mail (Anh), trả lời:
Chào bạn!
Trên thực tế, việc điều trị bệnh đái tháo đường type 2 thường nhắm tới mục tiêu lâu dài là tránh các biến chứng đái tháo đường nguy hiểm như biến chứng tim mạch, tổn thương thận.
Do đó, thay vì quá chú ý tới mục tiêu đường huyết trong ngày, người bệnh đái tháo đường type 2 thường được khuyến nghị nên xét nghiệm chỉ số HbA1C - chỉ số cung cấp thông tin cơ bản về mức đường huyết trung bình trong 2 - 3 tháng qua.
Chỉ số HbA1C có thể cho bác sĩ và người bệnh biết về khả năng kiểm soát lượng đường huyết lâu dài, thay vì chỉ tập trung vào một ngày cụ thể.
Thực tế là người bệnh đái tháo đường type 2 không cần kiểm tra lượng đường huyết quá thường xuyên như người bệnh đái tháo đường type 1, trừ khi họ đang phải dùng thuốc insulin hoặc thường xuyên bị hạ đường huyết.
Gliclazide là loại hoạt chất điều trị bệnh đái tháo đường thuộc nhóm sulfonylurea. Thuốc có công dụng giúp tuyến tụy sản sinh nhiều hormone insulin hơn để làm giảm đường huyết. Gliclazide cũng có thể giúp các tế bào trong cơ thể sử dụng insulin hiệu quả hơn.
Thông thường, nhóm sulfonylurea sẽ được dùng như một loại thuốc bổ trợ (thường là cùng với metformin), hoặc cũng có thể được dùng như một loại thuốc đầu tiên cho người bệnh đái tháo đường. Nếu không đáp ứng tốt với gliclazide, ví dụ như chúng không giúp giữ đường huyết ổn định hoặc gây ra nhiều tác dụng phụ, bạn có thể trao đổi lại với bác sĩ để được điều chỉnh liều hoặc chuyển sang dùng các loại thuốc khác.
Thông thường, metformin sẽ là loại thuốc được dùng phổ biến nhất, thuốc “đầu tay” cho người bệnh đái tháo đường. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh cụ thể của từng người mà các bác sĩ còn có thể kê đơn một số loại thuốc nhóm sulfonylurea khác.
Ngoài ra, việc kiểm soát bệnh đái tháo đường còn bao gồm việc khám sức khỏe định kỳ, kiểm tra mắt, thận và bàn chân thường xuyên để các bác sĩ đánh giá hiệu quả của thuốc điều trị với bạn.
Chúc bạn và gia đình sức khỏe!
Vi Bùi (Theo Dailymail)
TPBVSK Glutex - Hỗ trợ chuyển hóa đường huyết và cải thiện chỉ số đường huyết
Việc ổn định đường huyết có vai trò quan trọng trong điều trị đái tháo đường. Thế nhưng, nhiều rào cản trong ăn uống, vận động, dùng thuốc khiến đường huyết khó kiểm soát, đặc biệt là ở người mới mắc bệnh.
TPBVSK Glutex với các thành phần chính từ lá Xoài, lá Neem, Hoàng bá, Quế chi, Mướp đắng là giải pháp hỗ trợ chuyển hóa đường huyết và cải thiện chỉ số đường huyết cho người bệnh đái tháo đường.
Sản phẩm đã có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.
Bình luận của bạn