Trẻ bị rối loạn tăng động giảm chú ý thường gặp khó khăn trong học tập
14 dấu hiệu rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) ở trẻ
6 vấn đề sức khỏe thường bị nhầm lẫn với ADHD
Infographic: Các dạng rối loạn tăng động giảm chú ý thường gặp
Trẻ sinh vào tháng Tám dễ mắc rối loạn tăng động, giảm chú ý?!
Các dấu hiệu rối loạn tăng động giảm chú ý, gồm:
- Dễ bị phân tâm;
- Không làm theo chỉ dẫn;
- Cảm thấy thiếu kiên nhẫn;
- Lo lắng.
Bác sỹ sẽ kê toa các loại thuốc như chất kích thích hoặc thuốc chống trầm cảm để điều trị các triệu chứng rối loạn tăng động giảm chú ý. Các nghiên cứu cho thấy, một số chất bổ sung có thể làm giảm các triệu chứng rối loạn tăng động giảm chú ý.
Những dưỡng chất nên bổ sung cho trẻ bị rối loạn tăng động giảm chú ý
Kẽm
Kẽm là một khoáng chất đóng vai trò quan trọng đối với bộ não. Thiếu kẽm có thể ảnh hưởng đến các chất dinh dưỡng khác giúp não hoạt động. Mayo Clinic báo cáo rằng, bổ sung kẽm làm giảm các triệu chứng tăng động và các vấn đề xã hội. Nhưng cần nhiều nghiên cứu hơn để khẳng định điều này. Một nghiên cứu về kẽm và rối loạn tăng động giảm chú ý khuyến cáo rằng, bổ sung kẽm chỉ có hiệu quả ở những người có nguy cơ thiếu kẽm cao.
Những thực phẩm giàu kẽm gồm: Hàu, thịt gia cầm, thịt đỏ, các sản phẩm từ sữa, đậu, các loại hạt, các loại ngũ cốc. Bạn cũng có thể bổ sung kẽm qua các sản phẩm thực phẩm chức năng.
Acid béo omega-3
Aicd béo omega-3 có thể ảnh hưởng đến cách serotonin và dopamine di chuyển xung quanh trong vỏ não trước. Acid docosahexaenoic (DHA) là một loại acid béo omega-3 rất cần thiết cho sức khỏe não bộ. Những người bị rối loạn tăng động giảm chú ý thường có mức DHA thấp hơn so với những người khác. Những thực phẩm giàu DHA và các acid béo omega-3 gồm cá béo (cá hồi, cá ngừ, cá chim lớn, cá trích, cá thu, cá cơm).
Ăn cá béo, bổ sung acid béo omega-3 có thể làm giảm các triệu chứng rối loạn tăng động
Trung tâm Sức khỏe Bổ sung và Tích hợp Quốc gia Mỹ (The National Center for Complementary and Integrative Health - NCCIH) cho biết: Bổ sung acid béo omega-3 ở dạng bổ sung có thể làm giảm các triệu chứng của rối loạn tăng động giảm chú ý. Theo Mayo Clinic, cho trẻ bổ sung 200 miligam chiết xuất dầu hạt lanh có chứa omega-3 và 25 miligam vitamin C 2 lần/ngày trong 3 tháng sẽ có hiệu quả.
Sắt
Một số nhà nghiên cứu tin rằng có một mối liên hệ giữa ADHD và hàm lượng sắt thấp. Một nghiên cứu năm 2012 cho thấy thiếu sắt có thể làm tăng nguy cơ rối loạn sức khỏe tâm thần ở trẻ em và thanh niên. Sắt rất quan trọng đối với việc sản xuất dopamine và norepinephrine. Những chất dẫn truyền thần kinh này giúp điều chỉnh hệ thống phần thưởng, cảm xúc và căng thẳng của não. Nếu con bạn có mức độ sắt thấp, bổ sung sắt có thể giúp ích.
NCCIH cho biết, bổ sung sắt có thể làm giảm các triệu chứng rối loạn tăng động giảm chú ý ở những người bị thiếu sắt. Tuy nhiên, tiêu thụ quá nhiều sắt có thể gây ngộ độc. Bởi vậy, bạn nên nói chuyện với bác sỹ trước khi bổ sung thêm sắt.
Magne
Magne là một khoáng chất quan trọng với sức khỏe của não bộ. Thiếu magne có thể gây khó chịu, rối loạn tâm thần, rút ngắn thời gian chú ý. Nhưng các chất bổ sung magne có thể không giúp ích gì nếu con bạn không bị thiếu magne. Hơn nữa, tiêu thụ quá nhiều magne có thể gây ngộ độc, buồn nôn, tiêu chảy và chuột rút.
Những thực phẩm giàu magne gồm: Các sản phẩm từ sữa, các loại ngũ cốc, đậu, rau lá xanh...
Melatonin
Có vấn đề về giấc ngủ có thể là tác dụng phụ của rối loạn tăng động giảm chú ý. Mặc dù melatonin không cải thiện các triệu chứng của ADHD, nhưng nó có thể giúp điều chỉnh giấc ngủ, đặc biệt là ở những người bị mất ngủ mạn tính. Một nghiên cứu trên 105 trẻ mắc ADHD trong độ tuổi từ 6 đến 12 cho thấy melatonin cải thiện thời gian ngủ của chúng. Những đứa trẻ này đã uống 3 - 6 miligam melatonin 30 phút trước khi đi ngủ trong thời gian 4 tuần.
Các loại thảo dược tốt cho rối loạn tăng động giảm chú ý
Bổ sung thảo dược là một phương pháp hỗ trợ điều trị rối loạn tăng động giảm chú ý phổ biến. Dưới đây là một số loại thảo dược thường được sử dụng khi điều trị rối loạn tăng động giảm chú ý.
Nhân sâm Hàn Quốc
Một nghiên cứu cho thấy, hồng sâm Hàn Quốc có thể làm giảm hành vi hiếu động ở trẻ sau 8 tuần sử dụng.
Nữ lang và tía tô đất
Một nghiên cứu trên 169 trẻ em có triệu chứng rối loạn tăng động giảm chú ý đã sử dụng kết hợp nữ lang và tía tô đất. Sau 7 tuần, sự thiếu tập trung đã giảm từ 75% xuống 14%, hiếu động giảm từ 61% xuống 13% và bốc đồng giảm từ 59% xuống 22%. Các hành vi xã hội và giấc ngủ cũng được cải thiện.
Bạch quả (Ginkgo biloba)
Theo NCCIH, có rất nhiều bằng chứng cho thấy bạch quả có lợi cho bệnh nhân rối loạn tăng động giảm chú ý. Tuy nhiên, bạch quả cũng làm tăng nguy cơ chảy máu, vì vậy, hãy nói chuyện với bác sỹ trước khi dùng.
Ngoài các chất bổ sung và thảo dược trên, thay đổi chế độ ăn uống cũng có thể cải thiện các triệu chứng của ADHD. Bạn hãy thử loại bỏ các thực phẩm có thể làm tăng nguy cơ tăng động, như thực phẩm có màu nhân tạo, các chất phụ gia (chẳng hạn như soda, nước trái cây, ngũ cốc có màu sắc rực rỡ).
Bình luận của bạn