Vì sao chị em bị đau bụng kinh?

Đau bụng kinh khiến chị em khổ sở

Kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh: Nghĩ tới những nguyên nhân này

4 lý do vì sao bạn thường xuyên bị đau bụng

Đau bụng kinh: Nguyên nhân và 5 cách cải thiện đơn giản, dễ làm

7 mẹo đơn giản giúp giảm đau bụng không cần thuốc

Nguyên nhân gây đau bụng kinh

Có 2 loại đau bụng kinh phổ biến là đau bụng kinh nguyên phát và đau bụng kinh thứ phát:

Đau bụng kinh nguyên phát là đau bụng kinh xảy ra không do nguyên nhân thực thể nào. Đau bụng kinh nguyên phát có thể ảnh hưởng đến hơn 50% phụ nữ và nó thường phổ biến ở những người mới có kinh và ở độ tuổi 20. Tuy nhiên, loại đau bụng kinh này có thể giảm bớt khi bạn trưởng thành, đặc biệt là sau khi mang thai.

Đau bụng kinh nguyên phát có thể ảnh hưởng đến 50% phụ nữ

Nguyên nhân gây đau bụng kinh nguyên phát là do hàm lượng prostaglandin trong tế bào nội mạc tử cung. Gần đến kỳ kinh, nồng độ hormone trong cơ thể tăng cao khiến tử cung co bóp mạnh và dẫn tới đau bụng kinh.

Đau bụng kinh thứ phát là đau bụng kinh liên quan đến một số loại rối loạn phụ khoa. Đau bụng kinh thứ phát có nhiều khả năng ảnh hưởng đến phụ nữ khi trưởng thành. Dưới đây là một số bệnh lý gây đau bụng kinh thứ phát:

Lạc nội mạc tử cung: Lạc nội mạc tử cung xảy ra khi các tế bào nội mạc tử cung phát triển ở các bộ phận khác của cơ thể, thường là ống dẫn trứng, buồng trứng hoặc mô lót khung xương chậu. Đau bụng dữ dội trong những ngày kinh là triệu chứng thường gặp của lạc nội mạc tử cung.

Đau bụng dữ dội trong những ngày kinh là triệu chứng thường gặp của lạc nội mạc tử cung

U xơ tử cung: Khối u trong tử cung có thể gây áp lực lên thành tử cung, khiến người bệnh bị rối loạn kinh nguyệt và đau bụng kinh. 

Bệnh viêm vùng chậu (PID): Bệnh viêm vùng chậu là một bệnh phụ khoa gây ra tình trạng viêm nhiễm ở cổ tử cung, ống dẫn trứng hoặc buồng trứng. Khi bị viêm vùng chậu, chị em sẽ bị đau bụng kinh và rối loạn kinh nguyệt.

Lạc nội mạc trong cơ tử cung: Đây là tình trạng mô tuyến của nội mạc tử cung hiện diện bên trong cơ của thành tử cung (ở phụ nữ bình thường, biểu mô tuyến chỉ có ở lớp nội mạc tử cung). Lạc nội mạc trong cơ tử cung có thể gây chảy máu giữa các chu kỳ kinh; Đau bụng dữ dội ở vùng bụng dưới khi hành kinh; Đau khi giao hợp…

Hẹp cổ tử cung: Cổ tử cung hẹp sẽ cản trở việc kinh nguyệt chảy ra ngoài và dẫn đến đau bụng kinh.

Cách cải thiện đau bụng kinh

Chườm ấm và uống nước ấm: Chườm ấm giúp cải thiện đau bụng kinh hiệu quả vì nó giúp tử cung co thắt nhịp nhàng và đẩy máu kinh ra ngoài dễ dàng hơn.

Chườm ấm giúp cải thiện đau bụng kinh hiệu quả

Massage bụng: Massage nhẹ nhàng vùng bụng dưới khiến cơ bụng giãn ra và giúp giảm co thắt đột ngột của cơ bụng - đây là nguyên nhân chính gây đau bụng kinh.

Tập thể dục: Tập luyện sẽ giúp tăng hàm lượng endorphins trong cơ thể, làm dịu cảm giác đau, cải thiện tâm trạng và kích thích đốt cháy prostaglandin. 

Dùng thuốc giảm đau: Nếu những cách trên không hiệu quả đối với bạn, đặc biệt là nếu bạn không thể chịu đựng được cơn đau bụng, bạn có thể xem xét dùng các loại thuốc giảm đau như Aspirin, Acetamiophen, Ibuprofen hoặc Naproxen.

Thuốc giảm đau có thể giúp giảm đau bụng kinh

Đi khám phụ khoa: Nếu cơn đau bụng dữ dội và nghiêm trọng hơn bình thường hoặc kéo dài trong 2 - 3 ngày, bạn hãy đi khám xem mình có đang bị bất kỳ bệnh nào khác để có thể điều trị kịp thời. Dù đau bụng trong thời kỳ kinh nguyệt là chuyện khá phổ biến ở phụ nữ, tuy nhiên bạn đừng nên chủ quan với cơn đau này.

Thanh Tú H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh thường gặp