Dấu hiệu nhận biết vẹo cột sống ở tuổi học đường

Vẹo cột sống là căn bệnh rất phổ biến trong môi trường học đường hiện nay

MEDTALKS 6: Dinh dưỡng và vận động cho trẻ hậu COVID-19 như thế nào?

Đón xem MedTalk 5: "Vấn nạn nghiện game ở trẻ và giải pháp"

Muốn con khỏe: Dinh dưỡng cần đi đôi với vận động

Hè đến, cần làm gì để phòng ngừa nạn nghiện game ở trẻ?

Đau lưng tưởng chừng là bệnh “người già” nhưng đang có xu hướng trẻ hóa, xuất hiện ở cả lứa tuổi học đường. Lo lắng cho “cột sống” của con, nhiều cha mẹ tìm mua các sản phẩm chống gù, chống vẹo và tìm đến các phương pháp chữa bệnh từ những cơ sở kém uy tín.

Trước mối quan tâm của phụ huynh, tối 23/6, MedTalks tổ chức buổi hội thảo về chủ đề này với các chuyên gia về xương khớp. TS.BS Hoàng Văn Dũng – Chuyên khoa cơ xương khớp, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Hải Phòng cho hay, đau lưng do căng cơ là nguyên nhân gây đau lưng phổ biến nhất ở trẻ tuổi vị thành niên. Tình trạng này thường xuất hiện sau vận động thể thao mạnh, do tư thế ngồi học sai, mang cặp hoặc balo nặng, hoặc yếu tố tâm lý. Bác sỹ Dũng chia sẻ, trẻ ở tuổi này lớn nhanh, cha mẹ cần lưu ý đến kích thường bàn học, điều chỉnh sao cho phù hợp với chiều cao của trẻ.

Tư thế ngồi của trẻ có ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của cột sống

Tư thế ngồi của trẻ có ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của cột sống

Cha mẹ có thể nghĩ đến nguyên nhân đau lưng do căng cơ khi trẻ gặp cơn đau nhẹ, chỉ đau khi ngồi nhiều hoặc thay đổi tư thế, khi nghỉ ngơi thì không đau. Trường hợp này có thể tự khỏi sau 1-2 tuần; Không đi kèm các dấu hiệu toàn thân (về thần kinh, sốt…).

BS Dũng đưa ra một số dấu hiệu cảnh báo đau lưng nghiêm trọng mà phụ huynh cần theo sát: Đau nhiều về đêm; Đau liên tục và ít liên quan đến vận động; Có triệu chứng toàn thân như sốt, sút cân, thiếu máu, mệt mỏi, đau bụng, nôn…; Đau kéo dài trên 3 tháng; Cứng khớp vào buổi sáng…

Ngồi học sai tư thế cũng là một trong những yếu tố nguy cơ dẫn tới vẹo cột sống chức năng, khiến vẹo cột sống trở nặng. Theo BS Phạm Thị Minh Nhâm – chuyên khoa nội cơ xương khớp, Trường Đại học Y Hà Nội, vẹo cột sống là tình trạng vẹo các thân đốt sống theo trục của mặt phẳng ngang. Tình trạng này có thể đi kèm các biến dạng cột sống khác như gù ở vùng ngực hay ưỡn ở vùng thắt lưng.

BS Phạm Thị Minh Nhâm chia sẻ cách phát hiện dấu hiệu cong vẹo cột sống

BS Phạm Thị Minh Nhâm chia sẻ cách phát hiện dấu hiệu cong vẹo cột sống

Theo thống kê, trẻ nữ có nguy cơ vẹo cột sống cao gấp 10 lần trẻ nam. 80-85% trẻ bị vẹo cột sống bẩm sinh. Một số nguyên nhân khác có thể dẫn tới vẹo cột sống: Chấn thương, bệnh lý cơ, bệnh lý thần kinh, bệnh trục chi (2 chân không đều, bàn chân bẹt).

BS Nhâm cũng chỉ ra cách giúp phụ huynh phát hiện tình trạng vẹo cột sống ở con từ sớm. Cha mẹ cần đứng sau lưng con, quan sát các dấu hiệu: Hai vai không đều; Xương bả vai nhô cao một bên; Hai bên không không đều; Mào chậu nghiêng sang một bê, chân cao chân thấp. Trẻ có thể vẹo 2-3 đường cong, kèm theo gù lưng; Có triệu chứng khó thở nếu vẹo mức độ nặng.      

Trẻ được đi khám sớm và đánh giá đúng sẽ được tiếp cận với các biện pháp điều trị vẹo cột sống như: Phục hồi chức năng – vật lý trị liệu, đeo đai nẹp cột sống trước khi phải phẫu thuật. BS Nhâm nhấn mạnh, cha mẹ cần lưu tại tất cả các phim chụp X-quang của con (định kỳ 6 tháng/lần) để tạo thành hồ sơ điều trị cho con. Việc đeo đai, mặc áo nẹp cột sống đòi hỏi sự kiên trì; Trẻ cần mặc đủ 18 giờ/ngày thì mới phát huy tác dụng.

Trả lời thắc mắc của khán giả về tác dụng của balo, ghế ngồi chống gù, BS Dũng cho hay, mục đích của các sản phẩm này là giữ đường cong sinh lý đúng. Nếu ngay từ đầu trẻ ngồi đúng tư thế, bàn đúng khoảng cách, balo đúng kích thước… thì sẽ không cần tới các sản phẩm chống gù. Nếu trẻ đã có dấu hiệu gù, các sản phẩm trên không còn tác dụng, khi đó, cha mẹ cần đưa con thăm khám tại các cơ sở uy tín.

 
Quỳnh Trang
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin