Dấu hiệu trẻ bệnh: Đừng để trễ mà mất con! (P1)

Nếu xuất hiện những biểu hiện bất thường, mẹ nhớ chú ý và xử lý kịp thời để con được an toàn

8 dấu hiệu trẻ cần đi khám mắt

Dấu hiệu trẻ tự kỷ sớm

5 dấu hiệu trẻ nghiện iPad và cách điều trị

Cảnh báo gia tăng đái tháo đường ở trẻ

Các mẹ chớ nên xem thường các triệu chứng và dấu hiệu dưới đây của trẻ. Trẻ có khỏe mạnh hay không là do sự chăm sóc yêu thương từ cha mẹ, chính vì thế trẻ sơ sinh cần có một sự chăm sóc đặc biệt để trẻ có thể lớn khỏe mạnh.

1. Con sốt cao trên 38 độ C
Trẻ em với hệ miễn dịch, sức đề kháng còn yếu nên rất dễ bị sốt cao bởi nhiễm trùng do virus, vi khuẩn, thời tiết thay đổi, mọc răng…
Nếu bé dưới 2 tháng tuổi bị sốt cao, có thể bé bị cảm sốt (chỉ có dấu hiệu sốt và cơ thể mệt mỏi) hay viêm màng não, viêm não do mô cầu (kèm theo xuất hiện các ban giống như vết bầm tím hoặc đốm nhỏ hình sao). Mẹ cần đưa bé đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt vì bệnh viêm màng não và viêm não do mô cầu rất nguy hiểm đến tính mạng, diễn biến nhanh và nặng.
Khi con sốt quá cao và không có dấu hiệu thuyên giảm sau 3 ngày, mẹ cần phải đưa con đến bệnh viện
Còn khi trẻ đã trên 2 tuổi, sốt là bệnh lý phổ biến nên bạn không cần quá lo lắng nếu thấy bé không mất nước và không có biểu hiện bất thường.
Cách thức xử lý: Nên chữa trị càng sớm càng tốt để không ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như sự phát triển của trẻ. Bởi sốt cao trên 38 độ C là dấu hiệu ban đầu của nhiều loại bệnh. Bố mẹ không được tự ý mua thuốc về cho trẻ uống khi không có sự hướng dẫn của bác sỹ. Khi bé không có chiều hướng giảm hoặc kéo dài nhiều hơn 3 ngày thì các mẹ cần đưa bé đến bệnh viện. 
2. Đau bụng
Trẻ lớn xuất hiện đau bụng phía dưới, bên phải hoặc đột nhiên đau quặn bụng... thì các bà mẹ hãy bảo trẻ thử nhảy lên xuống, nếu thấy đau hơn khi làm vậy thì đó có thể là dấu hiệu đau ruột thừa. Đau do viêm ruột thừa có thể bắt đầu xung quanh rốn và di chuyển về bên phải. Với viêm ruột thừa, dấu hiệu nhận biết là tiêu chảy, sau đó đau bụng, nôn, đau đớn, sốt. Khi mẹ nhận thấy những dấu hiệu này của con thì cần cho đi khám ngay lập tức để kịp thời chữa trị.
Dấu hiệu trẻ bị đau bụng là dấu hiệu tương đối phổ biến, tùy theo biểu hiện và độ tuổi của trẻ mà ẩn chứa triệu chứng của nhiều căn bệnh nguy hiểm khác nhau
Nếu trẻ nhỏ bị đau bụng bất thường, lúc thì quặn thắt lúc lại đó có thể là dấu hiệu của chứng lồng ruột - một loại rối loạn nghiêm trọng ở trẻ nhỏ khi các đoạn ruột bị vướng vào nhau. Cơn đau sẽ thường xuất hiện khoảng 20 - 60 phút, có thể dẫn đến nôn mửa, sốt, đi ngoài ra máu. Khi con quá đau, mẹ hãy gọi cho bác sỹ hoặc đưa con thẳng đến bệnh viện.
Cách thức xử lý: Các mẹ thử thay đổi thức ăn hàng ngày cho con và trong trường hợp trẻ bị đau quá thì ngay lập tức phải đưa đến bệnh viện để nhờ các bác sỹ can thiệp.
3. Môi xuất hiện dấu hiệu lạ
Nếu môi và lưỡi của trẻ đột nhiên sưng, thì đây có thể là một dấu hiệu của sốc phản vệ - một phản ứng dị ứng nghiêm trọng. Nếu sưng kèm theo nôn mửa hoặc ngứa, mẹ cần phải gọi cấp cứu ngay lập tức. Những triệu chứng này thường khiến cho cổ họng bị sưng và ảnh hưởng nhiều đến đường thở của trẻ.
Bên cạnh đó, khi thấy trẻ có những dấu hiệu môi tím tái, xanh, hoặc trong lưỡi có màng nhầy, kèm màu xanh là dấu hiệu cơ thể thiếu ôxy hay còn gọi là chứng da xanh. Tình huống này rất nhiều bố mẹ chủ quan và suy nghĩ đơn giản nên dễ dẫn đến những tình huống nguy hiểm.
Các mẹ nên chú ý nhiều tới môi của trẻ để dễ dàng bắt bệnh cho con
Ở trẻ em, nó có thể là một triệu chứng của bệnh đường hô hấp và là nguyên nhân gây ho, khàn tiếng. Ở người lớn, đôi môi tím tái thường là một triệu chứng khi tim đang gặp khó khăn để bơm máu giàu oxy đi khắp cơ thể. Triệu chứng này thường thấy ở những người bị suy tim mạn tính.
Cách thức xử lý: Khi bé có hiện tượng này, cần gọi xe cấp cứu ngay lập tức. Đảm bảo cho bé được thoáng khí, dễ thở, tránh mặc cho bé quá nhiều áo quần hay cuôn bé quá chặt sẽ khiến bệnh càng thêm trầm trọng.
4. Khó thở
Trẻ sơ sinh thường thở nhanh hơn người lớn và có nhịp thở không đều, thậm chí thấy rút lõm ngực nhẹ do lồng ngực mềm. Bình thường nhịp thở của bé dao động từ 20 - 40 nhịp/phút và thỉnh thoảng khi vừa mới thức dậy, nhịp thở của bé sẽ tăng nhanh hơn một chút.
Khi con chưa biết nói, không thở được sẽ chỉ khóc toáng lên vì sợ, mẹ cũng để ý điều này mà xử lý ngay để cứu con 
Những triệu chứng cho thấy trẻ đang gặp khó khăn về vấn đề hô hấp bao gồm:
- Trẻ thở nhanh và mạnh hơn bình thường.
- Phần da ở giữa các xương sườn, ở xương cổ và phần ức phía trên bụng bị lõm sâu khi trẻ hít vào, vì đây là dấu hiệu có thể trẻ bị viêm phổi.
- Trẻ cúi gập đầu để thở.
- Quá trình hít thở phát ra tiếng rít.
- Môi hoặc da trở nên tái xanh.
Cách thức xử lý: Các mẹ nên cho trẻ bú đều, uống đầy đủ nước. Nếu trẻ đang bị khó thở và kèm theo môi, miệng, mặt tím tái hoặc xanh nhạt, cần phải đưa trẻ đến bệnh viện ngay.
Còn những biểu hiện như choáng rồi ngất xỉu, mất nước hay với cả những dấu hiệu lạ ở "sản phẩm" của con các mẹ cũng cần phải để ý và thật cẩn trọng, xử lý kịp thời. Cùng cập nhật tiếp ở phần sau nhé các mẹ!
Đỗ Ngoan H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ