Xử trí thế nào khi bị đau quặn mật do sỏi mật?

Bạn có biết đâu là triệu chứng cảnh báo cơn đau quặn mật?

Ai có nguy cơ cao bị sỏi mật và làm sao để phòng ngừa?

Sỏi kẹt cổ túi mật: Triệu chứng, biến chứng và điều trị thế nào?

Túi mật co nhỏ có nguy hiểm không, cách điều trị thế nào?

Polyp túi mật có đáng lo ngại không?

Đau quặn mật là gì, có triệu chứng gì cảnh báo?

Thông thường, túi mật có nhiệm vụ lưu trữ dịch mật, dịch lỏng được sản sinh tại gan và được cơ thể sử dụng để hỗ trợ tiêu hóa chất béo trong thức ăn. Dịch mật có thành phần chủ yếu từ cholesterol và sắc tố mật (bilirubin). Do đó, nếu dịch mật tích tụ quá lâu trong túi mật, chúng có thể hình thành nên bùn túi mật, lâu dần sẽ kết tinh thành sỏi mật.

Nhiều người bị sỏi mật sẽ không gặp phải bất kỳ triệu chứng khó chịu nào, nhưng có khoảng 20% người bị sỏi mật sẽ gặp phải các cơn đau quặn mật. Theo đó, viên sỏi mật có thể ngăn chặn việc giải phóng dịch mật ra khỏi túi mật. Sự tích tụ dịch mật có thể gây sưng, viêm túi mật, thậm chí dẫn tới nhiễm trùng. Đây là lý do chính gây ra cơn đau quặn mật.

Cơn đau quặn mật thường có các đặc điểm sau:

- Đau ở vùng bụng trên, bên phải.

- Cơn đau có thể lan tới lưng và vùng xương bả vai bên phải.

- Cơn đau thường xảy ra sau bữa ăn, đặc biệt nếu bạn ăn nhiều các món giàu chất béo.

- Cơn đau trở nên trầm trọng hơn khi hít thở sâu.

- Cơn đau thường dữ dội, xảy ra khá đột ngột.

- Cơn đau có thể kéo dài âm ỉ tới vài giờ.

Cơn đau quặn mật do sỏi mật có thể kéo dài âm ỉ tới vài giờ

Trong trường hợp cơn đau quặn mật không thuyên giảm trong suốt 6 giờ, hoặc đi kèm với các triệu chứng như sốt, ớn lạnh, đầy hơi, buồn nôn/nôn mửa, thở gấp, người khó chịu… bạn nên đi cấp cứu ngay để được điều trị kịp thời. Đây có thể là các dấu hiệu cảnh báo viên sỏi mật gây tắc nghẽn đường mật, có thể dẫn tới nhiễm trùng.

Xử trí thế nào khi bị đau quặn mật?

Hướng xử trí cơn đau quặn mật thường phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của cơn đau, cũng như nguy cơ nhiễm trùng của người bệnh có cao hay không.

Giảm đau tại nhà

- Tránh ăn các món nhiều dầu mỡ, món ăn cay… để túi mật được nghỉ ngơi.

- Dù chưa có nghiên cứu chứng minh hiệu quả của các biện pháp tự nhiên, nhưng bạn có thể thử uống giấm táo (đã pha loãng), chườm nóng với dầu thầu dầu… để thử giảm cơn đau quặn mật.

- Về lâu dài, giảm và duy trì cân nặng ổn định cũng có thể giảm nguy cơ tái phát cơn đau quặn mật.

Trong trường hợp cơn đau quặn mật nghiêm trọng hơn, bạn có thể cần đi khám để được bác sỹ tư vấn dùng thuốc hoặc phẫu thuật.

Phẫu thuật

Do túi mật không phải một cơ quan quá cần thiết cho sự sống, các bác sỹ có thể đề nghị bạn thực hiện phẫu thuật cắt túi mật, tránh nguy cơ túi mật bị nhiễm trùng có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm hơn.

Theo đó, các bác sỹ có thể thực hiện phẫu thuật cắt túi mật (thông qua thủ thuật nội soi hoặc phẫu thuật mở). Trong trường hợp sức khỏe của người bệnh không cho phép thực hiện phẫu thuật, các bác sỹ có thể thực hiện thủ thuật dẫn lưu đường mật qua da để loại bỏ dịch mật tích tụ trong túi mật.

Dùng thuốc

Nếu không thể thực hiện phẫu thuật, bạn cũng có thể được bác sỹ kê đơn dùng thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau để khắc phục cơn đau quặn mật, giảm nguy cơ nhiễm trùng túi mật. Ngoài ra, bạn cũng có thể phải dùng thêm thuốc ursodiol để hòa tan sỏi mật dần dần. Tuy nhiên, các loại thuốc này có thể gây ra các tác dụng phụ như mệt mỏi, đau đầu, buồn nôn và gây tăng cân.

Vi Bùi H+ (Theo Medicalnewstoday)

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Đởm Khang

Với thành phần từ 8 thảo dược quý Uất kim, Chi tử, Sài hồ, Hoàng bá, Kim tiền thảo, Nhân trần, Diệp hạ châu, Chỉ xác - thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Đởm Khang là sản phẩm sử dụng thích hợp cho người:

- Bị sỏi mật - hỗ trợ giúp làm mềm sạn sỏi và bài sỏi mật.

- Viêm đường mật, viêm túi mật.

- Sau phẫu thuật lấy sỏi, tán sỏi, hỗ trợ giảm nguy cơ hình thành sỏi.

- Bị tăng men gan, viêm gan, ăn uống khó tiêu do ứ mật, gan nhiễm mỡ.

Đơn vị chịu trách nhiệm đưa thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Đởm Khang ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.

Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội, Việt Nam.

Số điện thoại: 0243 775 9865 - 0283 977 8085.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tiêu hóa