Viêm loét miệng gây nhiều đau đớn và khó chịu
8 nguyên nhân gây viêm loét lưỡi bạn nên biết
Loét miệng có phải do thiếu vi chất?
Nhiệt miệng lâu ngày - trẻ dễ bị suy dinh dưỡng
Áp dụng 10 cách này ngay khi bị nhiệt miệng!
Viêm loét miệng – làm sao để nhanh khỏi?
Viêm miệng áp tơ (dân gian còn gọi là nhiệt miệng) biểu hiện bởi những triệu chứng như viêm loét niêm mạc khoang miệng (hầu họng, amidal, chân răng, vòm họng, mặt dưới môi), môi má có lở loét, nhiễm khuẩn, nhiễm độc cục bộ… Nhiệt miệng dễ tái phát nhiều lần và gây ra nhiều đau đớn và khó chịu cho người mắc…
Nguyên nhân dẫn đến nhiệt miệng, viêm miệng áp tơ là bệnh về răng, cắn phải môi/lưỡi, do vi khuẩn, virus, nấm albicans, dị ứng thuốc, bệnh liên quan miễn dịch, hoá chất, thiếu B12, sắt, kẽm, folate và vitamin C, PP, B6, hội chứng Behcet…
Trẻ em cũng rất dễ bị viêm loét miệng, nhiệt miệng
Thanh Vị Tán – bài thuốc quý trị nhiệt miệng, loét miệng
Theo y học cổ truyền, phương pháp chữa trị nhiệt miệng bao gồm thanh nhiệt lương huyết, chỉ huyết, giải độc, phục hồi hư tổn.
Những loại thảo dược trong bài thuốc “Thanh Vị Tán” của danh y Lý Đông Viên (một trong bốn thầy thuốc lớn của thời Kim, Nguyên, cũng là người đặt nền móng, cơ sở cho học thuyết “tỳ vị”) bao gồm thăng ma, đan bì, đương quy, hoàng liên, sinh địa.
Một số vị thuốc trong bài thuốc Thanh Vị Tán
Thăng ma có vị ngọt cay, hơi đắng. tính bình, vào 4 kinh, tỳ, vị, phế và đại trường, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Thăng ma dùng chữa đau nhức răng, loét họng, sốt rét, nhức đầu…
Đan bì: Theo những tài liệu cổ, đơn bì có vị cay, đắng, tính hơi hàn, vào 4 kinh tâm, can, thận và tâm bào. Có tác dụng thanh huyết nhiệt, tán ứ huyết.
Đương quy có vị ngọt hơi đắng, hơi cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết...
Hoàng liên có tác dụng tả hỏa, táo thấp, giải độc, chữa sốt, tả lỵ, tâm phiền, nôn ra máu, tiêu khát, đau mắt đỏ, loét miệng.Trẻ em bị tưa lưỡi, sưng lưỡi, viêm miệng, lở môi có thể dùng hoàng liên mài hoặc sấy với mật ong để bôi hay ngậm.
Sinh địa (địa hoàng) có vị ngọt, đắng, tính lạnh, có tác dụng bổ âm, thanh nhiệt, sinh huyết dịch, làm mát máu, cầm máu.
Ngoài ra, để trị nhiệt miệng, còn có vị thuốc sơn đậu căn (hay còn gọi là cây quảng đậu, khổ đậu, hòe Bắc Bộ) có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu thũng, lợi hầu họng, trị bệnh mụn nhọt, đặc biệt nhọt độc, phù thũng, răng lợi sưng đau.
Tránh xa nhiệt miệng với An Nhiệt Khang
Hiện tại, những thảo dược kể trên đã có mặt trong sản phẩm thực phẩm chức năng An Nhiệt Khang với công dụng thanh nhiệt, giải độc hỗ trợ làm lành tổn thương do nhiệt miệng, tưa lưỡi, chảy máu chân răng; Chữa nhiệt miệng, xát khuẩn họng (dùng cho những người bị đau họng ), hỗ trợ điều trị chứng lở loét miệng… Sản phẩm được bào chế dưới dạng viên ngậm, thuận tiện cho người sử dụng.
Viên ngậm An Nhiệt Khang có chứa đường Isomalt – loại đường tự nhiên được chế biến hoàn toàn từ củ cải đường, có năng lượng thấp và vị ngọt tinh khiết, thích hợp cho những người ăn kiêng.
Sản phẩm đã được đánh giá là mang đến hiệu quả cao trong việc hỗ trợ điều trị nhiệt miệng. Theo kết quả nghiệm thu của Hội đồng khoa học Viện Y học Bản địa Việt Nam ngày 12/3 vừa qua, ngay trong 24 giờ đầu sản phẩm đã có hiệu quả hết đau với 86% bệnh nhân và sau 72 giờ 100% bệnh nhân lành vết nhiệt và không còn dấu hiệu của sưng, nóng, đỏ, đau.
Hoài Thương H+
Bình luận của bạn