ĐBQH Đề xuất 5 vấn đề phòng, chống dịch COVID-19

ĐBQH Nguyễn Lân Hiếu phát biểu tại Kỳ họp thứ 2 - Ảnh: MOH

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Công ty Dược phẩm Sanofi

AstraZeneca cam kết thời hạn giao hết vaccine COVID-19 với Thủ tướng

Bộ trưởng Bộ Y tế: Đại dịch COVID-19 chưa từng có tiền lệ, mức độ ảnh hưởng rất lớn

Phát biểu trong phiên thảo luận về kinh tế - xã hội, ngân sách Nhà nước và phòng, chống dịch COVID-19 tại Kỳ họp thứ 2 – Quốc hội khóa XV, ĐBQH Nguyễn Lân Hiếu đã đề xuất 5 nhóm vấn đề nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác phòng, chống dịch COVID-19, giải quyết những khó khăn bất cập cho ngành Y.

5 đề xuất của ĐBQH Nguyễn Lân Hiếu gồm:

1/ Rà soát bảo vệ lỗ hổng, bảo vệ người có nguy cơ cao khi dịch COVID-19 tấn công như: người già, phụ nữ mang thai, người có bệnh nền, các cơ sở y tế, trại dưỡng lão. Tiêm vắc-xin mũi 1 diện rộng sau đó mới tính đến mũi 2, chưa nên tiêm mũi 3 vì nhiều tỉnh còn có tỉ lệ tiêm thấp.

2/ Triển khai ứng dụng tin học trong việc phát hiện, điều trị COVID-19 trên toàn quốc, không để một bộ chủ trì khiển khai ứng dụng quan trọng; Hội đồng nghiệm thu cần có các chuyên gia tâm huyết của ngành y tế, công an, quân đội… Sau khi thử nghiệm hoàn chỉnh cần triển khai trên diện rộng. Việc cơ quan quản lý nhà nước chưa thống nhất, các quy định, quy trình dẫn tới hiệu quả kém so với tiềm năng công nghệ thông tin. Nên lấy tiêu chí đơn giản và rộng mở để triển khai ứng dụng công nghệ thông tin.

3/ Mở cửa phải từ từ, nhất quán giữa các khuyến cáo y khoa, tránh mở cửa cảm tính, duy trì "Zero COVID", ví dụ như không cách ly đại trà F1, F2... Khi F1 đã âm tính thì không còn F2 nữa nên đại biểu đề xuất không dùng danh từ F2, F3 để đi cách ly. Cần trở lại cuộc sống bình thường bằng tuân thủ quy tắc sống an toàn với dịch, không thể chủ quan để dịch bùng phát triên diện rộng.

Chúng ta không sợ COVID-19 nhưng cũng không thể chủ quan để dịch bùng phát trên diện rộng. Thủ tướng chính phủ cũng đã khẳng định không dùng chiến thuật "zero Covid" mà mở cửa an toàn với 3 trụ cột và bằng chứng là nền kinh tế đang khó khăn đã có những tia sáng hy vọng thông qua những con số thống kê trong tháng 10 vừa qua.

4/ Chú trọng đầu tư chuyên môn, cơ sở vật chất y tế tuyến huyện, xã phường…vì đây là lực lượng chống dịch quan trọng. Nhân viên y tế phường xã không chỉ phát hiện (xét nghiệm), cách ly, truy vết mà cần chẩn đoán (phân loại) và điều trị sớm. Lập kế hoạch đào tạo nhân lực, phân bố trang thiết bị hiện có cho tuyến cơ sở không chỉ là nhiệm vụ của Bộ Y tế mà là cả các sở y tế địa phương.

5/ Một giám đốc bệnh viện rất cần chuyên môn, tuy nhiên không chắc ông ấy đã nắm vững quản lý, các quy định chồng chéo hiện nay. Rất cần các cơ chế rõ ràng về mua sắm trang thiết bị, thuốc men. Tốt nhất nên tách rời khỏi chuyên môn. Những bất cập trong hệ thống cần điều chỉnh càng sớm càng tốt nếu không muốn hậu quả to lớn hơn.

Về những khó khăn bất cập trong ngành Y, ông Hiếu cho biết khi được cầm những tấm bằng khen, trong ông có 2 luồng tình cảm trái ngược, vui có nhưng buồn lại phần nhiều hơn. "Buồn vì biết bao người xứng đáng hơn tôi lại chưa được ghi nhận, buồn vì những thiệt thòi của một ngành mà ai cũng ghi nhận lúc này nhưng hết dịch lại chẳng hề thay đổi".

Ông mong muốn sau đại dịch COVID-19 này, những chế độ chính sách, những bất cập vướng mắc của ngành y tế sẽ được giải quyết hoặc ít nhất có hướng thoát ra.

 
Phương Lâm H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin