Đi tiểu nhiều lần, coi chừng bàng quang tăng hoạt

Hội chứng bàng quang tăng hoạt ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày của người bệnh

Mối liên hệ không ngờ giữa ung thư bàng quang và thói quen hút thuốc

Hiếm gặp: Bệnh nhân nữ 74 tuổi sở hữu 2 bàng quang

Tiểu đêm nhiều lần có thể cảnh báo một số bệnh lý

Lời khuyên giúp bàng quang khỏe mạnh

Tháng 4/2024, Phòng khám cơ sở Trương Công Giai, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội tiếp nhận trường hợp người bệnh là nữ, 33 tuổi, đến khám với lý do tiểu nhiều. Bệnh nhân cho biết, chị gặp căn bệnh này từ thời chưa lấy chồng, phải đi tiểu 1-2 lần/giờ, nếu không đi ngay sẽ “són ra quần”.

Cũng vì tình trạng tế nhị này, người bệnh không thể đi xe khách. Chị đã cùng gia đình đi xe máy hơn 9 tiếng đến từ Yên Bái đến Hà Nội khám bệnh.

Các bác sĩ Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đã chỉ định người bệnh thực hiện một số xét nghiệm, cận lâm sàng cần thiết, đưa ra chẩn đoán người bệnh mắc bàng quang tăng hoạt (OAB). Theo BSCKII Hạ Hồng Cường, đây là một tình trạng bàng quang co bóp không đúng thời điểm, gây ra cảm giác cần phải đi tiểu ngay lập tức, thậm chí khi bàng quang chỉ chứa một lượng nhỏ nước tiểu.

Người mắc bệnh lý này thường phải đi tiểu nhiều lần trong ngày và đêm, thậm chí gặp khó khăn trong việc kiểm soát tiểu tiện, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Trong trường hợp bệnh nhân nói trên, chị được kê đơn thuốc, tư vấn kỹ cách uống nước, tập nhịn tiểu, tập cơ sàn chậu và hẹn tái khám. Sau một tháng dùng thuốc, người bệnh báo lại cho bác sĩ rằng đã hết triệu chứng tiểu nhiều. Tuy chị không thể tái khám theo hẹn, bác sĩ đã tư vấn thêm để người bệnh duy trì được kết quả điều trị lâu dài.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hội chứng bàng quang tăng hoạt như: Tuổi tác tăng cao; Tình trạng viêm nhiễm, đái tháo đường, bệnh Parkinson; Thay đổi hormone trong cơ thể (do mãn kinh, mang thai); Lạm dụng caffeine hoặc rượu bia, thuốc lá; Cơ bàng quang căng thẳng quá mức; Yếu tố di truyền…

BS Cường khuyến cáo, người có triệu chứng điển hình như tiểu nhiều, tiểu khó kiểm soát nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám, điều trị kịp thời để cải thiện chất lượng cuộc sống.

 

Hiện Bệnh viện Đại học Y Hà Nội có 3 cơ sở đang hoạt động: Cơ sở số 1 Tôn Thất Tùng (Đống Đa), Phòng khám Đa khoa cơ sở Cầu Giấy và cơ sở Hoàng Mai. Người bệnh có thể đặt lịch khám qua Tổng đài 1900.6422 hoặc ứng dụng My HMUH.

 
PV
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tiết niệu