Lời khuyên giúp bàng quang khỏe mạnh

Làm thế nào để giữ cho bàng quang luôn hoạt động tốt?

Người mắc bàng quang tăng hoạt lưu ý gì khi đi du lịch?

Bị đau lưng dưới, đừng chủ quan!

Chế độ dinh dưỡng cho hệ miễn dịch khỏe mạnh

Giữ thận khỏe mạnh với 6 thói quen mỗi ngày

Theo các chuyên gia, sức khỏe bàng quang cần được quan tâm nhiều hơn. Bàng quang không hoạt động tốt có thể dẫn đến tiểu không tự chủ, tiểu thường xuyên, đau bàng quang, nhiễm trùng bàng quang, sa bàng quang ở phụ nữ (bàng quang tụt xuống âm đạo do cơ sàn chậu yếu) và ung thư bàng quang. 

Dưới đây là 9 cách giúp bàng quang hoạt động khỏe mạnh.

Tránh các chất kích thích bàng quang

Hạn chế sử dụng caffeine, rượu, cam quýt, thức ăn và đồ uống cay, chất làm ngọt nhân tạo có thể giúp ngăn ngừa chứng tiểu không tự chủ, tiểu nhiều lần và đau bàng quang.

Nếu không chắc chắn những loại thực phẩm có thể gây kích thích bàng quang của mình, bạn hãy thử chế độ ăn kiêng để xác định nguồn gốc gây khó chịu. Nếu các triệu chứng bàng quan liên quan đến chế độ ăn uống, thì việc tuân thủ nghiêm ngặt chế độ ăn kiêng bằng cách loại bỏ một số thực phẩm gây kích ứng sẽ giúp giảm rõ rệt các triệu chứng sau 10 ngày. Khi các triệu chứng đã giảm hẳn, bạn hãy bổ sung lại từng loại thực phẩm này vào chế độ ăn. Nếu các triệu chứng tái phát, bạn sẽ có thể xác định được tác nhân gây kích ứng.

Giữ nước

Uống nhiều nước cũng có thể giúp bàng quang và thận loại bỏ các chất kích thích và vi khuẩn khỏi đường tiết niệu, từ đó giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng, viêm và các vấn đề khác ở bàng quang. Chú ý uống nước đều đặn trong ngày, tránh để khát nước mới uống, trung bình uống 1,5-2 lít nước/ngày.

Đi tiểu sau khi quan hệ tình dục

Theo các chuyên gia, quan hệ tình dục làm tăng nguy cơ vi khuẩn có thể xâm nhập vào niệu đạo, sau đó xâm nhập vào bàng quang gây nhiễm trùng. Nên đi tiểu sau khi quan hệ tình dục sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn.

Ngoài ra, việc lau/vệ sinh từ trước ra sau cũng làm giảm nguy cơ đưa vi khuẩn vào niệu đạo và bàng quang, ngăn ngừa nhiễm trùng bàng quang.

Thực hiện các bài tập sàn chậu

Tiểu không tự chủ là vấn đề khá phổ biến, ảnh hưởng đến khoảng 50% phụ nữ trưởng thành. Tập các bài tập cơ sàn chậu (còn được gọi là Kegel) đều đặn có thể giảm thiểu nguy cơ tiểu không tự chủ, cải thiện tần suất đi tiểu và sa bàng quang. Những bài tập này cũng giúp củng cố sàn chậu để hỗ trợ các cơ quan vùng chậu gồm bàng quang, niệu đạo, âm đạo, tử cung và ruột.

Bỏ hút thuốc

Hút thuốc làm tăng nguy cơ ung thư bàng quang

Hút thuốc làm tăng nguy cơ ung thư bàng quang

Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ (the American Cancer Society) hút thuốc là nguy cơ lớn nhất gây ung thư bàng quang. Thực tế, 1/2 số trường hợp ung thư bàng quang ở nam và nữ là do sử dụng các sản phẩm thuốc lá.

Tiểu tiện theo nhu cầu

Một cách để chăm sóc sức khỏe bàng quang là tránh táo bón. Quá nhiều phân trong ruột kết có thể làm suy giảm chức năng bàng quang và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu.

Các cơ và dây thần kinh kiểm soát các chức năng của bàng quang và kiểm soát nhu động ruột có mối quan hệ chặt chẽ. Việc ăn thực phẩm giàu chất xơ, giữ đủ nước, tập thể dục thường xuyên và tiểu tiện theo nhu cầu, có thể thúc đẩy sức khỏe tiêu hóa và bàng quang tốt hơn.

Làm rỗng bàng quang hoàn toàn

Thư giãn hoàn toàn các cơ khi đi tiểu rất quan trọng đối với sức khỏe của bàng quang, đó là lý do tại sao bạn nên luôn ngồi thay vì đứng khi đi tiểu. Đối với phụ nữ, việc ngồi khi tiểu tiện lại càng quan trọng. Việc đứng khi tiểu tiện không cho phép các cơ sàn chậu thư giãn hoàn toàn và dẫn đến bí tiểu. Bạn có thể cân nhắc dùng một chiếc ghế kê chân khi ngồi trên toilet để tạo tư thế ngồi xổm, giúp thư giãn các cơ.

Không đi tiểu quá thường xuyên

Bạn không nên đi tiểu nhiều hơn mức cần thiết. Bàng quang có thể chứa khoảng 16ounce (khoảng gần 500ml) chất lỏng trước khi bạn muốn đi tiểu. Người bình thường nên đi tiểu 5-8 lần mỗi ngày. Nếu thường xuyên đi tiểu mang tính "đề phòng", bạn đang luyện cho bàng quang co bóp trước khi nó thực sự đầy, dẫn đến việc đi tiểu càng nhiều hơn và ở mức cấp bách hơn.

Thăm khám bác sĩ khi có triệu chứng liên quan

Nếu có triệu chứng nghi ngờ về sức khỏe bàng quang như có máu trong nước tiểu, nóng rát hoặc đau khi đi tiểu, tiểu đêm nhiều lần, tiểu quá nhiều lần vào ban ngày hoặc rò rỉ nước tiểu gây khó chịu... bạn cần thăm khám bác sĩ.

 
Nguyễn Thanh (Theo Best Life)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tiết niệu