Tiểu đêm nhiều lần có thể cảnh báo một số bệnh lý

Mất ngủ vì tiểu đêm có thể cảnh báo vấn đề ở bàng quang

Nguyên nhân gây đau lưng dưới bên trái

Vì sao nhiễm trùng đường tiết niệu gia tăng trong mùa Hè?

Buồn ngủ sau khi ăn có phải triệu chứng đái tháo đường không?

Chế độ ăn uống bảo vệ tuyến tiền liệt khỏe mạnh

Ban đêm đi tiểu bao nhiêu lần là bình thường?

PGS.BS tâm lý Shelby Harris, Trường Y Albert Einstein (Mỹ) cho biết, thông thường chúng ta không thức dậy để đi tiểu vào ban đêm. Hệ thống y tế Cleveland Clinic (Mỹ) cũng cho biết, nhìn chung mọi người có thể ngủ khoảng 6-8 giờ qua đêm mà không cần phải dậy để đi tiểu.

Theo PGS.BS tiết niệu Jennifer Lloyd-Harris, Đại học Pennsylvania (Mỹ), lượng nước tiểu cơ thể sản xuất có xu hướng giảm vào ban đêm khi chúng ta ngủ. Tuy nhiên, một số người vẫn phải thức dậy trong đêm để đi tiểu. Chuyên gia này cũng cho rằng, tiểu đêm một hoặc có thể hai lần (thỉnh thoảng) là bình thường, vì có thể lần thứ hai là ngay trước khi bạn thức dậy. Nhưng nếu bạn thức dậy đi tiểu từ hai lần trở lên mỗi đêm, bạn nên đi khám để được xác định nguyên nhân.

Nguyên nhân đi tiểu đêm

Uống quá nhiều chất lỏng

Bạn cần chú ý đến lượng chất lỏng và thời điểm uống. Tuy cơ thể sản xuất ít nước tiểu hơn trong đêm nhưng thận vẫn hoạt động. PGS.BS Jennifer Lloyd-Harris cho biết, sau khi uống, cơ thể và thận sẽ mất vài giờ để xử lý chất lỏng. Bạn ăn/uống nhiều chất lỏng và càng gần giờ đi ngủ, thì cơ thể sẽ sản xuất càng nhiều nước tiểu. Khi bàng quang đầy, cơ thể sẽ khiến bạn phải thức dậy đi tiểu trong đêm để giải quyết nhu cầu.

Ngoài ra, loại chất lỏng bạn uống cũng liên quan đến tiểu đêm. Rượu là chất gây kích thích bàng quang, nên sẽ gây tình trạng đi tiểu vào ban đêm, điều này cũng tương tự với đồ uống chứa caffeine có tác động như một loại thuốc lợi tiểu.

Bàng quang tăng hoạt (bàng quang hoạt động quá mức)

Bàng quang là một cơ đàn hồi lớn, khi nó co lại, bạn sẽ muốn đi tiểu. Theo Mayo Clinic, bàng quang hoạt động quá mức xảy ra do các cơ của bàng quang co thắt một cách không chủ ý, ngay cả khi lượng nước tiểu trong bàng quang của bạn thấp. Điều này dẫn đến tình trạng buồn tiểu thường xuyên và đột ngột, khó kiểm soát cả ban ngày lẫn ban đêm.

Phần lớn chúng ta đi tiểu khoảng 7-8 lần/ngày, có sự thay đổi tùy từng cá nhân và các yếu tố như tuổi tác và lối sống. Theo Thư viện Y khoa Quốc gia (Mỹ), những người có bàng quang hoạt động quá mức có xu hướng đi tiểu 8 lần trở lên mỗi ngày hoặc 2 lần trở lên mỗi đêm. Bàng quang tăng hoạt có thể do nhiều vấn đề sức khỏe, dùng thuốc, thay đổi nội tiết tố và rối loạn thần kinh.

Nhiễm trùng

Nhiễm trùng đường tiết niệu là một trong những nguyên nhân khiến bạn tiểu đêm nhiều lần

Nhiễm trùng đường tiết niệu là một trong những nguyên nhân khiến bạn tiểu đêm nhiều lần

Theo PGS.BS Jennifer Lloyd-Harris, một số bệnh nhiễm trùng cũng có thể khiến bạn đi tiểu thường xuyên vào ban đêm như nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng bàng quang và nhiễm trùng thận. Ngoài tăng tần suất đi tiểu, nhiễm trùng cũng gây ra cảm giác nóng rát khi đi tiểu, đau bụng, tăng áp lực trong bụng và sốt.

Phì đại tiền liệt tuyến

Theo Thư viện Y khoa Quốc gia (Mỹ), đi tiểu ban đêm thường xuyên cũng là một triệu chứng của phì đại tuyến tiền liệt, còn được gọi là tăng sản tuyến tiền liệt lành tính. Tuyến tiền liệt là một phần của hệ thống sinh sản ở nam giới, nằm ngay dưới bàng quang. Tuyến tiền liệt phì đại có thể chèn ép vào bàng quang và niệu đạo, từ đó làm tăng nhu cầu đi tiểu và tần suất đi tiểu. Hiện tượng này cũng có thể gây khó khăn cho việc làm rỗng bàng quang, dù bạn đã đi tiểu ngay trước khi ngủ và cảm thấy như đã tiểu hết, nhưng ban đêm vẫn sẽ phải thức dậy thường xuyên để đi tiểu.

Đái tháo đường

Tiểu đêm là triệu chứng phổ biến của bệnh đái tháo đường, đặc biệt khi bệnh không được chẩn đoán hoặc điều trị kém. Theo Mayo Clinic, lượng đường trong máu cao khiến thận phải làm việc nhiều hơn để loại bỏ lượng đường dư thừa, lượng đường này sẽ theo nước tiểu cùng với các chất lỏng khác từ các mô của cơ thể, dẫn đến khát nước và đi tiểu thường xuyên. Ngoài ra, các vấn đề sức khoẻ mạn tính khác có thể làm tăng tình trạng đi tiểu vào ban đêm gồm bệnh tim, bệnh thận và tăng huyết áp.

Sử dụng thuốc

Một số loại thuốc có thể làm tăng tần suất đi tiểu đêm như thuốc lợi tiểu (thuốc nước), thuốc chẹn beta, thuốc kháng cholinergic và một số thuốc chống trầm cảm. Theo Thư viện Y khoa Quốc gia (Mỹ), thuốc lợi tiểu hoặc thuốc có tác động lợi tiểu nên uống ít nhất 6-8 giờ trước khi đi ngủ để giảm thiểu tác dụng phụ gây tiểu đêm.

Rối loạn giấc ngủ

Đôi khi, rối loạn hay sự xáo trộn về giấc ngủ có thể dẫn đến tiểu đêm. Chứng ngưng thở khi ngủ và mất ngủ khiến bạn thức dậy vào ban đêm và thường có tiểu đêm. Môi trường ngủ không yên tĩnh cũng khiến bạn dễ thức giấc và đi tiểu. Ngoài ra, việc dành quá nhiều thời gian sử dụng thiết bị điện tử trong ngày cũng ảnh hưởng đến giấc giấc ngủ và có thể làm tăng số lần đi tiểu vào ban đêm.

 
Nguyễn Thanh (Theo MSN)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tiết niệu