Mối liên hệ không ngờ giữa ung thư bàng quang và thói quen hút thuốc

Người hút thuốc có nguy cơ cao mắc ung thư bàng quang

Hiếm gặp: Bệnh nhân nữ 74 tuổi sở hữu 2 bàng quang

Tiểu đêm nhiều lần có thể cảnh báo một số bệnh lý

Dấu hiệu cảnh báo ung thư bàng quang

Lời khuyên giúp bàng quang khỏe mạnh

Vì sao khói thuốc có thể dẫn đến ung thư bàng quang?

Trong khói thuốc lá có vô vàn hóa chất độc hại với sức khỏe, đặc biệt có các chất gây ung thư (carcinogen) có thể gây đột biến gene. Theo BS. Robert Abouassaly – chuyên gia tiết niệu tại Hệ thống y tế Cleveland Clinic (Mỹ), đa số chỉ chú ý tới tác hại khi khói thuốc đi vào cơ thể qua phổi, mà chưa quan tâm đến cách chúng được đào thải.

Hệ tiết niệu gồm các cơ quan như thận, bàng quang, ống dẫn nước tiểu có vai trò như bộ lọc, giúp loại bỏ các chất độc hại ra khỏi cơ thể.

Tuy nhiên, trước khi được bài tiết ra ngoài qua nước tiểu, các hóa chất này sẽ tập trung trong bàng quang có khi lên tới 18 tiếng. Các chất gây ung thư trong khói thuốc tiếp xúc với tế bào lót trong bàng quang quá lâu có thể làm tăng nguy cơ hình thành khối u.

Khói thuốc lá không chỉ gây hại với phổi mà còn ảnh hưởng tới cơ quan bài tiết như bàng quang

Khói thuốc lá không chỉ gây hại với phổi mà còn ảnh hưởng tới cơ quan bài tiết như bàng quang

Nghiên cứu cho thấy, hút thuốc lá là nguyên nhân dẫn tới 50-65% số ca mới mắc ung thư bàng quang. Người có thói quen hút thuốc đối mặt với nguy cơ ung thư bàng quang cao gấp 4 lần người chưa bao giờ hút thuốc.  

Dấu hiệu cảnh báo ung thư bàng quang

Theo BS. Abouassaly, ung thư bàng quang có tiên lượng khá tốt, có thể điều trị khỏi nếu phát hiện sớm. Một vài triệu chứng cảnh báo ung thư bàng quang không nên chủ quan gồm:

- Có máu trong nước tiểu.

- Nhiễm trùng bàng quang tái phát nhiều lần.

- Tiểu buốt, tiểu nhiều lần.

Khối u bàng quang được phát hiện ở giai đoạn sớm có thể phẫu thuật hoặc hóa trị. Trường hợp nặng hơn, người bệnh cần cắt bỏ bàng quang, mang túi đựng nước tiểu nhân tạo.

Biện pháp giảm nguy cơ mắc ung thư bàng quang

Bỏ thói quen hút thuốc lá có thể giảm tới 25% nguy cơ mắc ung thư bàng quang trong vòng 10 năm. Bạn có thể trao đổi với bác sĩ, tham gia các chương trình hỗ trợ cai thuốc lá để có thể từ bỏ chất gây nghiện nicotine.

Nếu chẳng may mắc ung thư bàng quang, việc cai thuốc lá cũng đem lại nhiều lợi ích, giúp người bệnh phục hồi tốt hơn sau điều trị.

Bên cạnh đó, người làm việc tiếp xúc với nhiều hóa chất độc hại cũng cần tuân thủ quy định bảo hộ lao động. Hàng ngày, nên uống đủ nước để giúp cơ thể bài tiết, thải độc hiệu quả. Về chế độ ăn uống, bạn nên tích cực ăn các loại rau củ chứa nhiều chất xơ. 

 
Quỳnh Trang (Theo Cleveland Clinic)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Ung thư