Lãnh đạo Trường Đại học Y Hà Nội trao Quyết định bổ nhiệm lại Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội nhiệm kỳ 2024 -2029 cho PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu - Ảnh: BVCC
Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện trực đầy đủ 4 cấp dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5
Bệnh viện nào ở miền Bắc tiêm nội nhãn võng mạc đái tháo đường?
Vụ ngộ độc ở Đồng Nai: Bộ Y tế yêu cầu tập trung cứu chữa người bệnh
Bệnh nhân thứ hai được cấy ghép thành công thận lợn biến đổi gene
PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
GS.TS Tạ Thành Văn - Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Y Hà Nội đánh giá cao những thành tích mà PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu đã thực hiện trong nhiệm kỳ 2019-2024, đưa Bệnh viện Đại học Y Hà Nội phát triển không chỉ về quy mô mà còn nâng cao chất lượng khám chữa bệnh. Hội đồng trường và Ban Giám hiệu luôn tin tưởng, PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu sẽ tập trung lãnh đạo, chỉ đạo bệnh viện, phát huy tinh thần đoàn kết, nêu cao tinh thần trách nhiệm, tiếp tục phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao trong nhiệm kỳ 2024-2029.
Cũng trong nhiệm kỳ trước, PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu đã có nhiều đóng góp nơi tuyến đầu chống dịch COVID-19. Bệnh viện Đại học Y Hà Nội hiện có 3 cơ sở ở Tôn Thất Tùng, Phòng khám Đa khoa cơ sở Cầu Giấy và Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cơ sở Hoàng Mai.
Tại buổi lễ nhận quyết định bổ nhiệm lại, PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu chia sẻ: “Bệnh viện Đại học Y Hà Nội với sứ mệnh của mình sẽ luôn theo đuổi 3 mục tiêu: Chăm sóc sức khoẻ người dân, đào tạo chuyển giao kỹ thuật và nghiên cứu khoa học. Tuy rất khó để thực hiện hoàn hảo, nhưng với sự đồng lòng của tập thể hơn 1400 cán bộ nhân viên Bệnh viện và sự hỗ trợ của Trường Đại học Y Hà Nội với 125 năm tuổi, tôi tin rằng chúng ta sẽ đạt được một thương hiệu Bệnh viện hiện đại, chuyên nghiệp và đầy tính nhân văn.”
Cứu bệnh nhi mắc khối u não khổng lồ
Mới đây, các bác sĩ của Khoa Phẫu thuật Thần kinh, Bệnh viện E đã phẫu thuật thành công cho bé gái 9 tuổi bị u màng não khổng lồ. Trẻ nhập viện với tình trạng đau đầu dữ dội, kéo dài nhiều tuần.
Sau hội chẩn, các bác sĩ đánh giá đây là ca bệnh khó vì người bệnh còn nhỏ tuổi, kích thước khối u lớn, vị trí nguy hiểm, buộc phải tiến hành phẫu thuật loại bỏ khối u nếu không sẽ đe dọa đến chức năng thần kinh và tính mạng.
Ca phẫu thuật kéo dài 8 tiếng, được sự hỗ trợ của các thiết bị hiện đại trong lĩnh vực phẫu thuật thần kinh như: Sử dụng kính vi phẫu, dụng cụ vi phẫu thuật, định vị thần kinh và bó sợi thần kinh trong phẫu thuật (Neuronavigation), giúp xác định rõ khối u so với các cấu trúc quan trọng khác, giúp phẫu thuật viên phẫu tích chính xác, tránh tổn thương mô não lành và hạn chế tối đa biến chứng.
Sau thời gian hậu phẫu, bệnh nhi tỉnh táo, chơi ngoan, ăn ngủ tốt, không liệt. Phim chụp kiểm tra không còn khối u và các tổn thương sau phẫu thuật.
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa cứu bệnh nhân bị xà beng đâm xuyên bụng
Bệnh nhân là nam, 61 tuổi, gặp tai nạn lao động do sập giàn giáo, khi ngã xuống nền cứng bị thanh xà beng dài hơn 1m đâm xuyên thành bụng. Bệnh nhân được đưa tới Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân có vết thương xuyên thấu thành bụng, vỡ cánh chậu phải và chấn thương sọ não.
Các chuyên khoa liên quan được huy động để hội chẩn và tham gia phẫu thuật cấp cứu cho bệnh nhân. Các bác sĩ từ 5 chuyên khoa đã phối hợp tiến hành mở ổ bụng, vừa xử lý dị vật vừa xử lý vết thương sọ não cùng lúc. Sau 90 phút phẫu thuật căng thẳng, chiếc xà beng được lấy ra an toàn, người bệnh được kịp thời cứu sống mà không gặp bất cứ biến chứng nào.
Phẫu thuật bướu cổ khổng lồ cho bệnh nhân 95 tuổi
Các bác sĩ khoa Ngoại Lồng ngực mạch máu bướu cổ, Bệnh viện Nhân dân Gia Định vừa thực hiện phẫu thuật thành công cho cụ bà 95 tuổi có khối bướu cổ lớn gây hẹp khí quản gây khó thở.
Bướu cổ được phát hiện từ 40 năm trước, nhưng gần đây người bệnh mới thấy khó thở, chèn ép khí quản. Người bệnh lớn tuổi, có nhiều bệnh lý nền, bướu giáp đa nhân 2 thùy to, vôi hóa… cũng là yếu tố gây khó khăn cho quá trình phẫu thuật.
Nhờ sự phối hợp hội chẩn liên chuyên khoa, ekip đã thành công loại bỏ 2 thùy tuyến giáp và bảo tồn được các cấu trúc quan trọng lân cận. Sau mổ, cụ bà nói chuyện được to rõ, vết mổ khô và đã được xuất viện.
Tái tạo bàng quang từ ruột non
Theo VnExpress, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM mới đây đã thực hiện ca tái tạo túi chứa nước tiểu cho người bệnh ung thư bàng quang. Bệnh nhân nữ, 61 tuổi, ở bàng quang có nhiều khối u nhưng chưa di căn sang các hạch vùng bụng dưới.
ThS.BS Nguyễn Tân Cương - Phó khoa Tiết niệu nhận định, cách điều trị tốt nhất trong trường hợp này là phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ bàng quang, lấy sạch các hạch bạch huyết vùng chậu và tái tạo đường dẫn nước tiểu mới thay bàng quang.
Các bác sĩ sử dụng đoạn cuối ruột non (hồi tràng) dài 15-20cm của chính người bệnh để tạo thành một túi chứa nước tiểu mới thay bàng quang đã cắt bỏ. Đây là một trong những kỹ thuật tạo hình phức tạp nhất trong lĩnh vực tiết niệu.
Bình luận của bạn